38 bệnh viện Trung ương liên thông kết quả xét nghiệm
Thực ra, việc liên thông kết quả xét nghiệm giữa các bệnh viện tuyến Trung ương được Bộ Y tế dự kiến thực hiện từ ngày 1/7/2017, tuy nhiên thời hạn này được lùi đến tháng 8. Theo lộ trình, đến năm 2020 sẽ thực hiện liên thông xét nghiệm đối với các bệnh viện trong cùng một địa bàn tỉnh, thành phố.
Việc liên thông kết quả xét nghiệm sẽ giúp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, kiểm soát sự lạm dụng xét nghiệm, giảm chi phí và phiền hà cho bệnh nhân khi khám chữa bệnh.
![]() |
(Ảnh minh họa) |
Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, liên thông xét nghiệm mang lại nhiều lợi ích về chất lượng, tài chính cũng như giảm chờ đợi phiền hà. Khi xét nghiệm có độ tin cậy cao hơn, cơ sở khám chữa bệnh này có thể sử dụng kết quả xét nghiệm của cơ sở khám chữa bệnh khác, một số xét nghiệm không phải làm lại sẽ tránh được lãng phí.
Theo Cục Quản lý khám chữa bệnh, hàng năm, chỉ tính riêng số lượt xét nghiệm của các bệnh viện đã có khoảng 250 triệu lượt xét nghiệm hóa sinh, hơn 200 triệu lượt xét nghiệm huyết học và khoảng 25 triệu lượt xét nghiệm vi sinh. Số lượng xét nghiệm trung bình tăng khoảng 10% mỗi năm.
Chỉ cần giảm được 1% số xét nghiệm, mỗi năm tính riêng số xét nghiệm không phải thực hiện tại các bệnh viện đã là khoảng 4,75 triệu lượt. Nếu tính trung bình mỗi xét nghiệm có giá 50.000 đồng sẽ tiết kiệm được khoảng 237,5 tỉ đồng.
Hiện nay, Bộ Y tế đã xây dựng tiêu chí đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm y học theo 5 mức: rất tốt, tốt, khá, trung bình khá, trung bình và chưa xếp hạng. Các bệnh viện liên thông phải cùng mức điểm với nhau, mức tối đa mức 5 phòng xét nghiệm sẽ phải đạt bằng hoặc trên 95% các tiêu chí và khuyến khích đạt chất lượng quốc tế.
Theo nguyên tắc, việc liên thông kết quả xét nghiệm chỉ áp dụng cho một số xét nghiệm, khi kết quả xét nghiệm đó có giá trị trong một thời gian nhất định. Bệnh viện đó chỉ sử dụng và công nhận kết quả xét nghiệm của bệnh viện khác mà phòng xét nghiệm của bệnh viện khác đó có mức chất lượng tương đương hoặc cao hơn, bệnh viện xét nghiệm cho người bệnh là nơi chịu trách nhiệm về dịch vụ xét nghiệm mình thực hiện.
Tuy vậy, "điều quan trọng nhất là trong quá trình thực hiện, quyền chỉ định xét nghiệm vẫn là của bác sĩ nếu thấy cần thiết. Việc chỉ định xét nghiệm phải dựa trên tình trạng cụ thể của người bệnh”, PGS.TS Lương Ngọc Khuê khẳng định.
Đến năm 2025 sẽ thực hiện liên thông xét nghiệm ở tất cả các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc.
Nguyễn Bách
- Tử vi tuần mới (14-20/4/2025): Tuổi Hợi vận may tài lộc, tuổi Sửu cơ hội thăng tiến
- Tử vi tuần mới (7-13/4/2025): Tuổi Mùi hạnh phúc vẹn tròn, tuổi Mão công danh sáng rõ
- Tử vi tháng 4/2025: Tuổi Ngọ sự nghiệp khởi sắc, tuổi Thân vượng vận đào hoa
- Tử vi tuần mới (31/3-6/4/2025): Tuổi Tý tài lộc vượng phát, tuổi Dậu quý nhân trợ vận
- Tử vi tuần mới (24-30/3/2025): Tuổi Sửu nỗ lực không ngừng, tuổi Dần tài lộc bội thu
- Việt Nam tăng hạng vượt bậc về chỉ số hạnh phúc
- Tử vi tuần mới (17-23/3/2025): Tuổi Thân tài chính khởi sắc, tuổi Dậu sự nghiệp thuận lợi
- Tử vi tuần mới (10-16/3/2025): Tuổi Tý chuyển biến tích cực, tuổi Thìn công danh khởi sắc