35.000 quân sắp đổ bộ Bắc Cực, NATO gửi thông điệp gì tới Nga?
![]() |
Một cuộc tập trận của NATO trong điều kiện lạnh giá ở Nauy năm 2009. NATO thường xuyên có các cuộc diễn tập với quy mô khác nhau ở Bắc Đại Tây Dương. (Nguồn: Wikipedia) |
Theo ông Yannick Queau, Giám đốc Tổ chức tư vấn nghiên cứu và thông tin về hòa bình và an ninh (GRIP) có trụ sở ở Brussels, các cuộc diễn tập này không liên quan trực tiếp đến các cuộc đàm phán đang diễn ra ở Geneva giữa Nga và Mỹ.
Ông Queau nhấn mạnh: “Chúng ta không được đánh giá quá cao hoặc diễn giải quá mức việc tổ chức các cuộc diễn tập quy mô lớn này ở Bắc Cực bằng cách liên kết chúng với các vấn đề hiện tại".
Theo Giám đốc GRIP, các cuộc diễn tập với quy mô khác nhau ở Bắc Đại Tây Dương diễn ra thường xuyên. Những điều này được chuẩn bị và thông báo trước từ rất lâu và những khó khăn hiện tại ở Ukraine không liên quan đến việc tổ chức các cuộc tập trận này, chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Tuy nhiên, liên quan các cuộc thảo luận tại Geneva, Thụy Sỹ giữa Mỹ và Nga về cấu trúc an ninh của châu Âu và giải trừ vũ khí trên thế giới, các cuộc tập trận ở Bắc Cực và việc triển khai lực lượng vũ trang từ các đối tác của NATO có thể củng cố vị thế của Washington, như một lời nhắc rằng NATO sẽ không hạ thấp cảnh giác.
Trong lịch sử, cả Moscow và Washington đều đặt tên lửa hạt nhân ở Bắc Cực. Nhưng từ năm 1970 trở đi, mong muốn xoa dịu đã khiến Mỹ rút tên lửa khỏi vùng cực Bắc của Canada và người Nga rút tên lửa của họ ra khỏi vĩ độ tương tự. Do đó, các siêu cường có thể tránh được việc quân sự hóa Bắc Cực.
Ông Queau kết luận: "Ngày nay, tất cả các nước láng giềng đều quan tâm đến việc tránh một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực và một ý tưởng đang xuất hiện về việc hạn chế triển vọng quân sự hóa Bắc Cực. Ngoại giao luôn được ưu tiên hơn đối đầu quân sự".
Hồi tháng 11 năm ngoái, Bộ Ngoại giao Nga bày tỏ quan ngại về hoạt động quân sự của Mỹ ở Bắc Cực, đồng thời nhắc lại mong muốn của Moscow coi khu vực này là không gian hợp tác có lợi. Nga cũng lưu ý rằng tuyến đường biển phía Bắc do Nga kiểm soát phù hợp với tất cả các tiêu chuẩn quốc tế.
Theo Việt Hà (Báo Quốc tế)
baoquocte.vn
-
Nga sẽ thay thế nhà điều hành dự án dầu khí Sakhalin-2
-
Nga siết chặt kiểm soát dự án dầu khí Sakhalin-2 như một đòn “ăn miếng trả miếng” về kinh tế
-
“Lợi bất cập hại” khi cố gắng giới hạn giá dầu của Nga
-
Châu Á háo hức mua dầu của Nga
-
Sản lượng dầu của Nga tăng gần 5% trong tháng 6
-
Moscow cảnh báo về hậu quả của việc G7 giới hạn giá dầu của Nga
- ExxonMobil "kiếm được nhiều tiền hơn cả Chúa"!
- Những sự kiện nổi bật trên thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 27/6 - 2/7
- Australia: Trung Quốc đang thách thức trật tự dựa trên luật lệ
- Ả Rập Xê-út triển khai chính sách dầu mỏ cân bằng mong manh giữa Mỹ và Nga
- Australia nói luật quốc tế về Biển Đông là 'vấn đề nguyên tắc', Nhật Bản-Philippines cam kết duy trì trật tự hàng hải dựa trên luật lệ
- Bản tin Năng lượng xanh: IEA tuyên bố năng lượng hạt nhân đóng một vai trò quan trọng trong chuyển đổi năng lượng
- Một người Qatar được bổ nhiệm làm người đứng đầu Ban giám đốc Rosneft
- Anh ngừng cung cấp khí đốt đến châu Âu nếu xảy ra thiếu hụt nghiêm trọng
- Bản tin Dầu khí 1/7: Anh xem xét cắt nguồn cung khí đốt đến châu Âu
- Bản tin Năng lượng Xanh: EU nỗ lực thúc đẩy năng lượng tái tạo
- Lithuania cấm nhập khẩu khí đốt của Nga
- Iran muốn gia nhập nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS
-
ExxonMobil "kiếm được nhiều tiền hơn cả Chúa"!
-
Những sự kiện nổi bật trên thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 27/6 - 2/7
-
Australia: Trung Quốc đang thách thức trật tự dựa trên luật lệ
-
Ả Rập Xê-út triển khai chính sách dầu mỏ cân bằng mong manh giữa Mỹ và Nga
-
Australia nói luật quốc tế về Biển Đông là 'vấn đề nguyên tắc', Nhật Bản-Philippines cam kết duy trì trật tự hàng hải dựa trên luật lệ