28 địa phương không giải ngân được một đồng vốn ODA nào
Bộ Tài chính cho hay, ước lũy kế giải ngân kế hoạch vốn nước ngoài (ODA) nguồn cấp phát từ ngân sách trung ương 6 tháng đầu năm đạt 4.179 tỷ đồng, đạt 6,9% kế hoạch Quốc hội giao và 12,7% kế hoạch Thủ tướng giao - thấp hơn cùng kỳ năm ngoái.
28 địa phương giải ngân 0% vốn ODA, gồm: Tuyên Quang, Cao Bằng, Phú Thọ, Bắc Giang, Sơn La, Điện Biên, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, Cà Mau.
![]() |
(Ảnh minh họa) |
Để thúc đẩy giải ngân nguồn vốn ODA, ngay từ đầu năm nay Thủ tướng đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-TTg về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 582/NQ-UBTVQH14 về một số nhiệm vụ giải pháp tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài. Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng tổ chức các đoàn kiểm tra, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2019 tại một số bộ, ngành, địa phương. Song, tình hình giải ngân ODA vẫn rất chậm.
Lý giải điều này, theo đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nguyên nhân trước tiên là do vướng mắc trong công tác kế hoạch đầu tư công vốn nước ngoài. Cụ thể, đến hết tháng 6.2019, kế hoạch mới giao được 54,7% số vốn Quốc hội phân bổ do thiếu vốn đối ứng (chẳng hạn, Bộ Giao thông - Vận tải hiện chỉ đề xuất dự kiến giải ngân 9.313/14.480 tỷ đồng kế hoạch được Quốc hội phân bổ); hoặc do hết hạn mức kế hoạch trung hạn, phải chờ cấp có thẩm quyền cho phép điều chỉnh, bổ sung; hoặc dự án mới ký kết hiệp định chưa được bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn nên chưa có cơ sở bố trí kế hoạch vốn hàng năm…
Bên cạnh đó, sự chậm trễ trong ký kết hợp đồng vay lại do thủ tục thẩm định tài chính, thẩm định tài sản bảo đảm kéo dài, đặc biệt đối với đơn vị sự nghiệp công lập, dự án có nhiều địa phương tham gia… cũng ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân.
Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Đoàn Xuân Tiên bổ sung, kết quả kiểm toán cho thấy, nguyên nhân khiến giải ngân ODA chậm còn là do nhà thầu lập và trình chủ đầu tư hồ sơ thanh toán phần khối lượng công việc đã thực hiện rất chậm; tiến độ thực hiện dự án chậm dẫn đến khối lượng nghiệm thu ít, giải ngân chậm là đương nhiên. Thứ nữa là sự thay đổi về cơ chế, chính sách, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng ở các địa phương rất chậm. “Khi kiểm toán dự án đầu tư ODA, nguyên nhân đầu tiên khiến giải ngân chậm là do giải phóng mặt bằng chậm”, ông Tiên thông tin.
M.Đ
![]() |
![]() |
![]() |
-
Nhận diện khó khăn trong triển khai hỗ trợ lãi suất 2%
-
Kiến nghị hàng loạt giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ODA
-
Một số bộ ngành nguy cơ không hoàn thành tiến độ giải ngân như đã “hứa”
-
Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về giải ngân vốn ODA
-
Tin tức kinh tế ngày 25/7: Việt Nam lên tiếng về việc Ấn Độ điều tra chống bán phá giá thép
-
Giá vàng hôm nay (9/5): Thị trường thế giới giảm mạnh
-
Ngân hàng Nhà nước Ấn Độ đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12-13%
-
Moody’s giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của VPBank và FE CREDIT, nâng triển vọng của FE CREDIT lên “Ổn định”
-
Bám sát kế hoạch năm 2025, VPBank ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong quý I
-
Giá vàng hôm nay (25/4): Tiếp tục tăng mạnh