Phần lớn nguồn vốn ODA đều cho địa phương vay lại
Với cơ chế trên, các địa phương đã huy động được nguồn vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đồng thời gắn với trách nhiệm chia sẻ nghĩa vụ nợ đối với Chính phủ Trung ương.
Theo quy định, chính quyền địa phương muốn được vay, bội chi phải đảm bảo 5 yếu tố bao gồm: vốn vay chỉ được sử dụng để đầu tư các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định; bội chi ngân sách hàng năm không vượt quá mức bội chi ngân sách hàng năm được Quốc hội quyết định cho từng địa phương; trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm ngân sách trước năm xây dựng dự toán, không phát sinh nợ quá hạn đối với các khoản nợ vay phải thanh toán trong năm ngân sách trước năm xây dựng dự toán; vay bù đắp bội chi ngân sách địa phương được huy động chủ yếu từ các khoản vay trung và dài hạn; số dư nợ vay của ngân sách địa phương, bao gồm cả số vay bù đắp bội chi ngân sách theo dự toán, không vượt mức dư nợ vay quy định.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà, thực tế nhiều công trình, dự án sử dụng vốn vay lại tại địa phương đã phát huy hiệu quả thiết thực, vốn vay được sử dụng đúng mục đích, đảm bảo khả năng trả nợ. Tuy nhiên, còn có những dự án gặp khó khăn, do địa phương có nguồn thu ngân sách nhỏ, hạn mức vay không được nhiều, trình tự thủ tục vay còn phức tạp, trong khi chưa có nhiều kinh nghiệm quản lý.
“Việc hỗn hợp một phần cấp phát một phần cho vay, giải ngân phụ thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn nên phần nào ảnh hưởng tới tiến trình giải ngân và cho vay lại. Một số địa phương chưa có đầu mối quản lý nợ; trình tự thủ tục trong thẩm định ký hoạt động cho vay lại. Đặc biệt, sự phối hợp giữa các cơ quan chính phủ và nhà tài trợ trong giải ngân cũng còn điều đáng nói”, Thứ trưởng nói.
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Tuấn, Sở Tài chính Hà Tĩnh nêu ý kiến, hiện nay nhu cầu vốn của các dự án ở Hà Tĩnh đã ký khoảng 1.000 tỷ đồng. Với các điều kiện được vay như vậy, các địa phương nếu thiếu vốn trong kế hoạch trung hạn chắc chắn phải giãn tiến độ, điều này không phù hợp cam kết với nhà đầu tư. Do đó, để đảm bảo vốn thực hiện dự án, các địa phương hoặc là phải điều chỉnh vốn, hoặc là điều chuyển vốn ODA của các dự án còn dư, giải ngân chậm về dự án thiếu. Tuy nhiên, theo ông Tuấn, cách thứ hai sẽ khả thi hơn.
Trước tình hình trên, đại diện Bộ Tài chính cho hay, sẽ tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cơ chế chính sách và quy trình nghiệp vụ về quản lý cho vay lại cho chính quyền địa phương. Đồng thời, mong muốn các bên liên quan tiếp tục phối hợp với các cơ quan của Việt Nam để hài hòa thủ tục, tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện dự án và đảm bảo nguyên tắc cơ bản quản lý nợ.
Theo ông Fabrice Richy, Giám đốc Cơ quan phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam, phần lớn các nguồn vốn vay nước ngoài được Chính phủ cho các tỉnh vay lại với tỷ lệ lớn, nên điều quan trọng của AFD là làm việc với các tỉnh để tìm ra biện pháp thích nghi với quy định mới này.
Theo đó, ngoài việc tiếp tục duy trì các khoản vay ưu đãi với lãi suất dưới 2,5%/năm, AFD sẽ phải tăng cường năng lực quản lý nợ và các dự án giúp các tỉnh triển khai hiệu quả các khoản đầu tư. Chính vì thế, AFD đang đồng hành cùng các tỉnh và đang xúc tiến các khoản vay để có thể hỗ trợ các tỉnh nhiều hơn.
-
Kiến nghị hàng loạt giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ODA
-
Một số bộ ngành nguy cơ không hoàn thành tiến độ giải ngân như đã “hứa”
-
Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về giải ngân vốn ODA
-
28 địa phương không giải ngân được một đồng vốn ODA nào
-
Tin tức kinh tế ngày 25/7: Việt Nam lên tiếng về việc Ấn Độ điều tra chống bán phá giá thép
-
Giá vàng hôm nay (15/4): Thị trường thế giới giảm mạnh
-
Nghiên cứu, sửa đổi toàn diện Luật Ngân sách nhà nước
-
Hội đồng Vàng thế giới: Dòng tiền đầu tư đang chảy mạnh vào vàng
-
PVcomBank và Bệnh viện An Bình ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện, thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế
-
PVcomBank ký kết hợp tác toàn diện với bệnh viện và trường đại học tại tỉnh Long An