19 doanh nghiệp nhà nước giảm doanh thu hàng chục nghìn tỷ đồng do dịch Covid-19

18:40 | 11/05/2020

638 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - 19 doanh nghiệp nhà nước do ảnh hưởng của dịch Covid-19 sẽ giảm doanh thu dự kiến trong 3 tháng đầu năm 2020 lên tới 27.000 tỷ đồng so với cùng kỳ. Nếu giá dầu không phục hồi mà tiếp tục sụt giảm như hiện nay cùng với dịch bệnh trên thế giới kéo dài, thì doanh thu này dự báo tiếp tục giảm với con số lên tới 280.000 tỷ đồng.    
19 doanh nghiep nha nuoc giam doanh thu hang chuc nghin ty dong do dich covid 19Hơn 83% doanh nghiệp bị thu hẹp thị trường vì đại dịch Covid-19
19 doanh nghiep nha nuoc giam doanh thu hang chuc nghin ty dong do dich covid 19Lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm gần 3%
19 doanh nghiep nha nuoc giam doanh thu hang chuc nghin ty dong do dich covid 19Lao động "thấp" được lương "cao" và chuyện "ghế" công chức trong doanh nghiệp

Thua lỗ vì dịch Covid-19

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), khu vực doanh nghiệp nhà nước đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19 khi 19 tập đoàn, tổng công ty thuộc Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trong 3 tháng đầu năm 2020, doanh thu dự kiến giảm trên 27.000 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019.

19 doanh nghiep nha nuoc giam doanh thu hang chuc nghin ty dong do dich covid 19
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhận định niềm tin của các nhà đầu tư với Việt Nam đang tăng lên

Hiện nay, đã có 7/19 tập đoàn, tổng công ty đã bắt đầu không cân đối được thu chi, tổng số lỗ ước tính gần 3.800 tỷ đồng. Nếu giá dầu không phục hồi và dịch bệnh kéo dài, dự kiến cả năm 2020, doanh thu của các tập đoàn, tổng công ty dự kiến sẽ giảm khoảng 280.000 tỷ đồng so với kế hoạch và 8/19 tập đoàn, tổng công ty bị thua lỗ.

Tổng số lỗ ước tính trên 26.000 tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước (NSNN) dự kiến giảm gần 33.000 tỷ đồng so với kế hoạch.

Bên cạnh đó, khối doanh nghiệp FDI cũng bị ảnh hưởng nặng nề, chủ yếu do giảm mạnh về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Bộ KH&ĐT đánh giá, doanh nghiệp FDI là đối tượng chịu nhiều tác động nhất từ thị trường tiêu thụ đầu ra, với 61,2% doanh nghiệp và có đến 53,8% doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu không xuất khẩu được hàng hóa.

Trước việc kiểm soát dịch Covid-19 rất hiệu quả thời gian vừa qua, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, niềm tin của các nhà đầu tư, các thị trường vào Việt Nam đang tăng lên. Đây là “cơ hội vàng” để Việt Nam khôi phục kinh tế, thu hút đầu tư.

Nhận diện 3 nguy cơ phải đối mặt

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng chỉ ra 3 nguy cơ mà doanh nghiệp phải nhận diện và đối mặt là: trên thế giới, dịch bệnh vẫn còn đang diễn biến hết sức phức tạp, kéo dài, đặc biệt các nước là đối tác thị trường quan trọng của Việt Nam như: Mỹ, Nhật Bản, châu Âu...

Do đó, tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị vẫn chưa thể khắc phục ngay trong thời gian tới, sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp, đặc biệt những doanh nghiệp có đầu vào, đầu ra phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu như dệt may, da giày, du lịch, hàng không, nhà hàng, khách sạn, logistics.

19 doanh nghiep nha nuoc giam doanh thu hang chuc nghin ty dong do dich covid 19
19 doanh nghiệp nhà nước giảm doanh thu hàng chục nghìn tỷ đồng do dịch Covid-19

Qua nắm bắt tình hình thực tiễn và phản ánh của cộng đồng doanh nghiệp, thời gian qua, đã có nhiều nhà hàng, khách sạn, doanh nghiệp đang rao bán, chuyển nhượng. Bộ KH&ĐT cho rằng, nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp trên thế giới, hiện tượng mua bán, sáp nhập doanh nghiệp trong thời gian tới sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn, nguy cơ các doanh nghiệp tiềm năng của Việt Nam (doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn, đã có thị phần nhất định, có vai trò dẫn dắt một số ngành kinh tế quan trọng) có thể bị thâu tóm bởi các nhà đầu tư nước ngoài với giá rẻ.

Ngoài ra, các quốc gia đang tìm cách giảm thiểu phụ thuộc vào một thị trường, dẫn đến thay đổi dòng thương mại toàn cầu, làm suy giảm các thị trường mới nổi phụ thuộc vào xuất nhập khẩu. Sau dịch, các doanh nghiệp FDI lớn có xu hướng chuyển cấu trúc lại hệ thống doanh nghiệp cung cấp nguyên vật liệu để chủ động hơn, lựa chọn địa điểm đầu tư mới thỏa mãn những điều kiện về khoa học công nghệ, môi trường sinh thái và dịch vụ y tế an toàn. Đây là điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam.

Liên tục đổi mới sáng tạo, phát huy vai trò đầu tầu

Trước 3 nguy cơ trên, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng phải thực hiện các giải pháp cụ thể đối với khối doanh nghiệp Nhà nước như: do vẫn còn nhiều dư địa trong hoạt động đầu tư, đồng thời là khu vực chiếm lĩnh thị trường lớn và tập trung nhiều dự án lớn, nên cần nghiên cứu một cách sâu sắc, nghiêm túc các cơ hội và thách thức để định hình được chiến lược phát triển của mình; xác định việc đổi mới khoa học, công nghệ, mở rộng thị trường là xu hướng tất yếu phải tập trung nguồn lực để thực hiện. Đồng thời, cần thực hiện quản trị chuyên nghiệp hóa nâng cao hiệu quả hoạt động để có thể trở thành lực lượng tiên phong, đảm đương vai trò dẫn dắt trong một số ngành, lĩnh vực, tạo sự lan tỏa và lôi kéo các doanh nghiệp khu vực tư nhân trong nước cùng phát triển.

Đặc biệt, đối với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn cần tăng cường nội lực, liên tục đổi mới sáng tạo, phát huy vai trò đầu tầu, ưu tiên tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước tham gia vào mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị của mình; cần xây dựng chiến lược, tầm nhìn lớn với mục tiêu thiết lập vị thế mới của thương hiệu Việt trên thị trường trong và ngoài nước.

Còn đối với doanh nghiệp FDI, cần xác định là một thành phần không thể tách rời của nền kinh tế Việt Nam, xây dựng mối quan hệ tương sinh với các thành phần doanh nghiệp khác trong nước với phương châm cùng lớn mạnh, cùng phát triển; tăng cường sự liên kết với các doanh nghiệp trong nước, thực hiện chuyển giao kiến thức, công nghệ cho các doanh nghiệp Việt Nam để tạo dựng hệ sinh thái doanh nghiệp hiệu quả, bền vững.

Tú Anh