Người nông dân bị lãng quên

15:55 | 30/09/2015

9,308 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Xin bắt đầu với câu chuyện một Tập đoàn kinh tế sau thành công nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực, họ tiếp tục khẳng định sức mạnh với mô hình đầu tư nông nghiệp khép kín với sứ mệnh cao cả là vì sức khỏe người dân.

Theo đó, Tập đoàn này đầu tư mấy nghìn tỷ để kinh doanh nông sản sạch với mô hình khép kín, từ trồng trọt cho đến buôn bán hệ thống siêu thị và cửa hàng tiện lợi của chính mình. Ngoài ra, họ còn liên kết với các nước như như Israel, Nhật Bản, Hà Lan… để nhận tư vấn và chuyển nhượng công nghệ, kỹ thuật, giống và thiết bị nông nghiệp. Trong tất cả sứ mệnh ấy, hoàn toàn không có bóng dáng của người nông dân.

nguoi nong dan bi lang quen

Phải nói thêm rằng, đây không phải là đơn vị có tiềm lực kinh tế mạnh đầu tiên tuyên bố sứ mệnh vì sức khỏe của người tiêu dùng Việt Nam liên quan đến các dự án nông nghiệp. Họ hướng người tiêu dùng đến những món ăn xanh được đảm bảo về an toàn sức khỏe, hoàn toàn không có thuốc trừ sâu, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật như cái cách mà báo giới ưu ái dành cho sản phẩm của người nông dân Việt Nam.

Những giọt nước mắt của người nông dân trồng dưa hấu, hành tím, thanh long, chanh… chưa bao giờ đủ sức làm mềm lòng những người làm công tác truyền thông của đất nước mình. Thay vì giúp người nông dân tìm một giải pháp với sự hỗ trợ của những ban ngành vốn dĩ có trách nhiệm thực hiện điều đó, họ thản nhiên ném một mớ hồ nghi cho người sử dụng, rồi ráo hoảnh đứng dậy bỏ đi chỗ khác.

Vô tình hay hữu ý, họ phát quang sẵn một con đường cho những tập đoàn kinh tế vững bước tiến lên.

1. Cô Sáu, 53 tuổi, quê Vĩnh Long. Cô Sáu không có gì đặc biệt cả, ngoại trừ, cô là biểu trưng cho phụ nữ miền Tây Nam Bộ với gia sản lớn nhất là mấy sào đất trồng chanh trên cù lao mà gia đình cô Sáu đang sinh sống.

Những đứa con của cô Sáu vì mưu sinh đã ly hương, họ làm đủ thử nghề ở Sài Gòn. Một thế hệ thanh niên hăm hở rời quê với hành trang duy nhất là sức khỏe. Họ lập gia đình tại nơi này, ở trọ, sinh con rồi gửi cháu về quê cho cô Sáu.

Vài tháng trước, vườn chanh nhà cô Sáu chuẩn bị cho thu hoạch. Cô Sáu nhẩm tính sẽ thu được vài mươi triệu đồng, trừ hết tiền phân bón cô lãi được tầm 10 triệu. Cũng cần phải nhớ, giá phân bón bây giờ đã tăng chóng mặt.

Cô dự định khi có tiền, sẽ mua cho các cháu mấy bộ đồ mới, thêm một ít sữa mà cô thấy quảng cáo trên tivi mỗi ngày.

Tiếc thay, giá chanh lâm vào cơn đại khủng hoảng, chanh đẹp còn độ 1 nghìn/ký.

Cô Sáu lâm vào bi kịch khác, tổng thu hoạch của vườn chanh không đủ tiền phân chứ đừng nói đến ý định lấy công làm lời.

Mọi thứ đang vô cùng bế tắc, nhất là khi cô con dâu của cô Sáu chuẩn bị sinh cháu thứ hai và hướng toàn bộ hy vọng vào túi tiền quê của cô Sáu.

Cô Sáu chỉ là một trong hàng triệu người nông dân Việt Nam đang lâm vào bế tắc ngay trên mảnh đất nông nghiệp này.

2. Trong buổi hầu chuyện với Giáo sư Võ Tòng Xuân, tôi thưa với ông câu chuyện mà tôi biết.

Có một Việt kiều Đức nuôi cá rô phi ở ngay miền Tây Nam Bộ, nuôi theo dây chuyền VietGAP, người Việt kiều này sử dụng hệ thống đèn chiếu sáng và lưới điện để đánh bẫy như con mối, thiêu thân… cho cá ăn, hoàn toàn không tốn tiền mua thực phẩm. Và mỗi lần xuất cá là xuất khẩu sang Đức với giá trị hàng triệu USD. Đây là chuyện không khó nhưng vì sao người nông dân chúng ta vẫn không thực hiện được.

“Ông Việt kiều Đức làm được vì ông Việt kiều này có mối lấy hàng từ Đức. Còn người nông dân mình không làm được chuyện này là vì không có doanh nghiệp đứng sau, không có thị trường. Doanh nghiệp phải đứng ra hướng dẫn kỹ thuật, đảm bảo đầu ra cho người nông dân, chứ người nông dân làm sao mà biết được. Người nông dân chỉ biết nuôi xong mang ra ngoài chợ bán hoặc bán đại trà cho các nhà máy chế biến cá”, Giáo sư Võ Tòng Xuân trả lời.

Rõ ràng, người nông dân Việt Nam thiếu hẳn một doanh nghiệp đứng sau lưng. Mà nếu có, cũng chỉ là doanh nghiệp nước ngoài.

“Ví dụ như độ 10 năm trước, doanh nghiệp Bourbon của Pháp sang tìm hiểu thị trường tại Việt Nam, họ thấy vùng Tây Ninh thích hợp cho cây mía. Họ đã đầu tư quy hoạch vùng, hệ thống tưới tiêu, và xây Nhà máy đường hiện đại nhất châu Á, đảm bảo đầu ra cho cây mía Tây Ninh. Vậy mà, bây giờ các vùng quy hoạch mía đó đã trồng củ mì (sắn), mảng cầu, cao su có giá hơn, người nông dân đã tự ý chuyển đổi cây trồng, phá vỡ quy hoạch. Tất nhiên đây cũng có một phần lỗi của người nông dân, nhưng chúng ta không thể bắt người nông dân cứ trồng mía trong lúc trồng các thứ cây khác lại có hiệu quả kinh tế cao hơn. Vấn đề là các nhà máy đường chưa có khoa học kỹ thuật đảm bảo trồng mía có lời nên chưa thuyết phục được người nông dân trung thành với cây mía”, vẫn dẫn lời Giáo sư Võ Tòng Xuân.

3. Tự rất lâu rồi, nền nông nghiệp của chúng ta vẫn thường được nhắc đến với nguyên tắc “Bốn nhà”. Bao gồm, nhà nông – nhà khoa học – nhà quản lý và Nhà nước.

Tuy nhiên, không hiểu bằng cách nào mà ngoại trừ nhà nông đang khóc ròng với Nông nghiệp. Còn lại ba nhà kia chỉ mờ mờ nhân ảnh, áo giấy đi đêm.

Còn người nông dân thì biến thành nông dân tự do nhất thế giới. Muốn trồng cây gì cũng được, muốn canh tác ra sao cũng được, muốn áp dụng phương pháp trồng trọt sao cũng được, muốn bán với giá cả sao cũng được. Cái vòng luẩn quẩn ấy kéo dài mãi cho đến khi người nông dân đấm ngực trách trời vì lâm vào tình huống, được mùa mất giá. Không chỉ được mùa mất giá, còn thêm cái họa của truyền thông gieo vào mà những sản phẩm nông nghiệp manh mún phải hứng trọn.

Sẽ không có lối thoát cho người nông dân Việt Nam, hay đích xác hơn là trong cuộc chiến không cân sức giữa những tập đoàn lớn mạnh và người nông dân thì chắc chắn người nông dân sẽ cầm chắc phần thua.

4. Lại có thêm những cá nhân như cô Sáu mà tôi đã kể ở phần trên bài viết, những cá nhân vốn thuần nông phải rời quê để lên Sài Gòn kiếm sống.

Họ kiếm sống bằng công việc giúp việc ở quán ăn, bán vỉa hè hay phụ việc nhà cho người khác.

Tôi tin rằng, Tập đoàn kia đang thật sự vì người tiêu dùng Việt Nam với sứ mệnh đầy cao cả. Chỉ là, khi Tập đoàn ấy mải mê với sứ mệnh của mình, họ nghiễm nhiên gạt người nông dân sang một bên, tạm gọi là bên thua cuộc.

Kẻ mạnh, là kẻ biết chìa tay ra chứ không phải đạp lên vai người khác, tôi từng được dạy như vậy. Nhất là khi, kẻ mạnh ấy đi đến đâu cũng nói về sứ mệnh với cộng đồng.

Đáng tiếc, lời nói và hành động luôn khó sánh đôi. Nhất là lúc, sự hoạt ngôn chỉ là phương tiện để hướng đến mục đích sinh lợi.

Một mô hình tập đoàn Việt liên kết cùng sinh lợi trên mảnh đất nông nghiệp của nông dân là hoàn toàn có thể diễn ra. Thế nhưng, đây chỉ là điều viển vông ở thời đại họ thích phỉ báng sự nghèo khó hơn là cưu mang và tìm hướng giúp đỡ.

Dẫu sao thì, nước chúng ta vẫn cứ là một nước nông nghiệp.

Bất chấp, người nông dân đang đỏ hoe mắt vì những trớ trêu.

Ngô Nguyệt Hữu

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 119,500 121,500
AVPL/SJC HCM 119,500 121,500
AVPL/SJC ĐN 119,500 121,500
Nguyên liệu 9999 - HN 11,120 11,400
Nguyên liệu 999 - HN 11,110 11,390
Cập nhật: 10/05/2025 06:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 114.000 116.600
TPHCM - SJC 119.500 121.500
Hà Nội - PNJ 114.000 116.600
Hà Nội - SJC 119.500 121.500
Đà Nẵng - PNJ 114.000 116.600
Đà Nẵng - SJC 119.500 121.500
Miền Tây - PNJ 114.000 116.600
Miền Tây - SJC 119.500 121.500
Giá vàng nữ trang - PNJ 114.000 116.600
Giá vàng nữ trang - SJC 119.500 121.500
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 114.000
Giá vàng nữ trang - SJC 119.500 121.500
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 114.000
Giá vàng nữ trang - Vàng Kim Bảo 999.9 114.000 116.600
Giá vàng nữ trang - Vàng Phúc Lộc Tài 999.9 114.000 116.600
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 114.000 116.500
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 113.880 116.380
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 9920 113.170 115.670
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 112.940 115.440
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 80.030 87.530
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 60.800 68.300
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 41.110 48.610
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 104.310 106.810
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 63.720 71.220
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 68.380 75.880
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 71.870 79.370
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 36.340 43.840
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 31.100 38.600
Cập nhật: 10/05/2025 06:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 11,290 11,740
Trang sức 99.9 11,280 11,730
NL 99.99 11,100
Nhẫn tròn ko ép vỉ T.Bình 11,100
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 11,500 11,800
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 11,500 11,800
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 11,500 11,800
Miếng SJC Thái Bình 11,950 12,150
Miếng SJC Nghệ An 11,950 12,150
Miếng SJC Hà Nội 11,950 12,150
Cập nhật: 10/05/2025 06:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng TCB
AUD 16082 16348 16929
CAD 18122 18397 19017
CHF 30550 30926 31579
CNY 0 3358 3600
EUR 28564 28831 29862
GBP 33639 34028 34960
HKD 0 3207 3409
JPY 171 176 182
KRW 0 17 19
NZD 0 14974 15565
SGD 19452 19733 20261
THB 701 765 818
USD (1,2) 25699 0 0
USD (5,10,20) 25738 0 0
USD (50,100) 25766 25800 26145
Cập nhật: 10/05/2025 06:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng BIDV
USD 25,800 25,800 26,160
USD(1-2-5) 24,768 - -
USD(10-20) 24,768 - -
GBP 33,951 34,043 34,943
HKD 3,282 3,292 3,391
CHF 30,810 30,906 31,767
JPY 175.11 175.43 183.25
THB 749.74 759 812.07
AUD 16,397 16,456 16,901
CAD 18,405 18,464 18,964
SGD 19,652 19,713 20,338
SEK - 2,632 2,724
LAK - 0.92 1.27
DKK - 3,849 3,981
NOK - 2,452 2,538
CNY - 3,548 3,644
RUB - - -
NZD 14,981 15,120 15,554
KRW 17.19 17.93 19.27
EUR 28,755 28,778 30,006
TWD 777.95 - 941.86
MYR 5,633.75 - 6,359.66
SAR - 6,810.25 7,168.24
KWD - 82,426 87,642
XAU - - -
Cập nhật: 10/05/2025 06:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,780 25,790 26,130
EUR 28,557 28,672 29,776
GBP 33,746 33,882 34,851
HKD 3,275 3,288 3,394
CHF 30,669 30,792 31,690
JPY 173.90 174.60 181.74
AUD 16,260 16,325 16,854
SGD 19,615 19,694 20,232
THB 763 766 800
CAD 18,311 18,385 18,897
NZD 15,042 15,549
KRW 17.63 19.42
Cập nhật: 10/05/2025 06:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25785 25785 26145
AUD 16257 16357 16925
CAD 18304 18404 18957
CHF 30785 30815 31712
CNY 0 3549.6 0
CZK 0 1130 0
DKK 0 3930 0
EUR 28845 28945 29720
GBP 33935 33985 35098
HKD 0 3355 0
JPY 175.09 176.09 182.64
KHR 0 6.032 0
KRW 0 17.7 0
LAK 0 1.152 0
MYR 0 6333 0
NOK 0 2510 0
NZD 0 15080 0
PHP 0 440 0
SEK 0 2680 0
SGD 19610 19740 20471
THB 0 730.9 0
TWD 0 845 0
XAU 12000000 12000000 12150000
XBJ 12000000 12000000 12150000
Cập nhật: 10/05/2025 06:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng OCB
USD100 25,780 25,830 26,170
USD20 25,780 25,830 26,170
USD1 25,780 25,830 26,170
AUD 16,311 16,461 17,531
EUR 28,899 29,049 30,224
CAD 18,245 18,345 19,662
SGD 19,685 19,835 20,311
JPY 175.65 177.15 181.84
GBP 34,012 34,162 34,952
XAU 11,649,000 0 12,051,000
CNY 0 3,432 0
THB 0 766 0
CHF 0 0 0
KRW 0 0 0
Cập nhật: 10/05/2025 06:00