Xác quyết mới nhất về sự sống trên sao Hỏa

07:00 | 10/02/2017

2,112 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Từ 4 năm qua, robot thăm dò sao Hỏa Curiosity Rover đã phân tích đất trên Hành tinh Đỏ để tìm kiếm bằng chứng về sự hiện diện của nước, thứ không thể thiếu cho sự sống, kể cả người ngoài hành tinh. Nhưng những kết quả phân tích gần đây nhất lại trái ngược nhau.  
xac quyet moi nhat ve su song tren sao hoa
Sao Hỏa

Hiện nay, robot Curiosity Rover vẫn đang miệt mài tìm kiếm bằng chứng về việc từng có nước trên sao Hỏa. Nhưng sau hàng loạt dấu hiệu có sức thuyết phục thì mọi thứ đều bị đổ vỡ. Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) tiếc nuối cho biết rằng, hành tinh Đỏ không có đủ khí hiệu ứng nhà kính cần thiết để tạo thành nước lỏng.

Sau hơn 4 năm phân tích đá cuội trên sao Hỏa, Curiosity Rover thực sự gặp khó khăn trong việc phát hiện cacbonat, chứng cứ hóa thạch gián tiếp cho sự có mặt của cacbon đioxit (CO2). Không có CO2, nhiệt độ trên bề mặt sao Hỏa cách đây 3,5 tỷ năm sẽ không đủ để hình thành hồ, dòng nước và cả mạch nước ngầm.

Không có nước, không có sự sống trên sao Hỏa

Trước đó, các nhà khoa học của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ vẫn còn lúng túng trong việc phải thay đổi những khẳng định của họ hoặc là chỉ đề ra giả thuyết. Vào tháng 1/2017, robot Curiosity Rover lại tìm thấy các tĩnh mạch trong lòng đất, cũng như các vết nứt trên bề mặt sao Hỏa mà từ đó đã làm cho họ tin vào lập luận hồ bốc hơi.

Hiện nay, các nhà khoa học nhận thấy một nghịch lý trước đó: Xét về hình thái, sao Hỏa có dấu hiệu về sự hiện diện của nước, nhưng những chứng cứ phân tích từ đất, đá và dấu vết hóa thạch của khí hiệu ứng nhà kính thì không đủ.

Sự hiện diện của nước là một điều kiện tiên quyết không thể thiếu để đưa ra lý thuyết về sự sống có thể từng tồn tại trên sao Hỏa, xuất hiện dưới dạng tế bào nguyên thủy, ví dụ như vi khuẩn và sinh vật đơn bào khác.

Th.Long

Le Monde

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc