Vụ vỡ đường ống nước sông Đà: Phải khởi tố vụ án hình sự như vụ sập cầu Chu Va
Luật sư Nguyễn Văn Tú
Trao đổi với phóng viên PetroTimes, Luật sư Tú đưa quan điểm: Đường ống dẫn nước sạch sông Đà là một công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, giá trị lớn, lại là nguồn cấp nước sạch cho hơn 70.000 hộ dân ở Hà Nội. Do đó, đường ống nước sạch sông Đà cần được xem là một công trình đặc biệt quan trọng.
Nhìn vào nội dung kết luận nguyên nhân sự cố vỡ đường ống nước sông Đà của Bộ Xây dựng, Luật sư Tú cho rằng: Bộ Xây dựng đã làm rất quyết liệt khi đề cập tới từng chi tiết là nguyên nhân dẫn tới sự cố, đồng thời chỉ rõ trách nhiệm của các bên liên quan. Và nếu nhìn vào đó có thể thấy rằng, rất nhiều quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật... trong quá trình thi công đường ống đã không được thực hiện. Ví như chuyện sử dụng ống Composit chẳng hạn. Nhà nước đã có hẳn một bộ quy chuẩn quy định các tiêu chuẩn với loại ống này, nhưng nhà cung cấp đã không thực hiện. Bên giám sát cũng vậy, đúng ra những quy chuẩn này họ phải biết để mà kiểm tra, thẩm định, nhưng rồi cũng không, ống không đúng quy chuẩn, không đáp ứng đủ tiêu chuẩn kỹ thuật vẫn được sử dụng...
Đặc biệt, chủ đầu tư (Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam – Vinaconex) – đơn vị được Nhà nước giao làm chủ đầu tư, được giao vốn từ ngân sách Nhà nước – đúng ra phải đặt ra tiêu chuẩn đối với loại ống được sử dụng cho nhà cung cấp, nhưng ở đây, chủ đầu tư đã không thực hiện...
Hình ảnh về sự cố xảy ra vào ngày 12/7/2014.
Hệ quả của những sai phạm, thiếu sót trên là đường ống liên tục bị vỡ, không chỉ làm ảnh hưởng tới cuộc sống của hơn 70.000 hộ dân mà còn gây tốn kém tiền của của nhà nước (mỗi lần xảy ra sự cố, kinh phí sửa chữa không dưới 1 tỉ đồng – PV). Ở đây chưa tính đến thiệt hại mà người dân phải hứng chịu mỗi lần vỡ đường ống là bao nhiêu, như thế nào, nhưng rõ ràng, cả ngàn tỉ đồng từ tiền ngân sách đã được sử dụng không hiệu quả.
Ngoài ra, Luật sư Tú cũng chỉ ra rằng, vụ đường ống nước sông Đà không khác gì với vụ sập cầu treo Chu Va (Lai Châu). Cái khác duy nhất là vụ sập cầu treo Chu Va gây chết người, còn vụ đường không nước sông Đà thì không. Chính vì vậy, các cơ quan chức năng cần phải khởi tố vụ đường ống nước sông Đà như vụ sập cầu trao Chu Va.
Với những căn cứ như trên, Luật sư Tú nhấn mạnh: Cần phải khởi tố hình sự với vụ vỡ đường ống nước sông Đà theo Điều 229, Bộ luật Hình sự quy định về tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng.
Được biết, công trình đường ống nước sạch sông Đà từng đạt Giải vàng chất lượng xây dựng Việt Nam năm 2010, tuy nhiên, sau 6 năm đi vào sử dụng, đường ống nước sông Đà đã 9 lần bị vỡ, mà đỉnh điểm nhất là 2 lần vỡ liên tiếp vào các ngày 10/7 và 12/7.
Điều 229, Bộ luật Hình sự: Tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng: 1. Người nào vi phạm quy định về xây dựng trong các lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công, sử dụng nguyên liệu, vật liệu, máy móc, nghiệm thu công trình hay các lĩnh vực khác nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 220 của Bộ luật này gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: a) Là người có chức vụ, quyền hạn; b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ tám năm đến hai mươi năm. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. |
Thanh Ngọc
-
10 giải pháp, nguồn lực thực hiện Quy hoạch điện VIII điều chỉnh
-
Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
-
Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
-
Chuyện về Quốc kỳ và Quốc huy đầu tiên sang Mỹ
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chủ động làm việc với phía Hoa Kỳ về các vấn đề đàm phán