Vụ học sinh bị phạt 231 cái tát: Hiệu trưởng yếu kém về năng lực quản lý
Những ngày qua, việc một học sinh ở trường THCS Duy Ninh (Quảng Bình), bị các bạn cùng lớp và cô giáo chủ nhiệm tát tổng cộng 231 cái vì tội nói tục đã gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Khi sự việc còn chưa lắng xuống thì mới đây, thông tin nhà trường bắt 23 học sinh trong lớp 6/2 phải trả lời 19 câu hỏi trong tờ phiếu điều tra về vụ cô giáo Nguyễn Thị Phương Thủy yêu cầu các học sinh tát em Hoàng Long Nhật 231 phát càng khiến dư luận phẫn nộ.
Về vụ việc này, tại cuộc họp báo Chính phủ chiều qua (3/12), Thứ trưởng Bộ GD&ĐT đã lên tiếng.
![]() |
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa (Ảnh: VGP) |
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho biết, tại cuộc tiếp xúc cử tri của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ mới đây, Bộ trưởng Nhạ đã nêu rõ, từ việc một số em học sinh chưa ngoan, hay nói tục, chửi bậy, cô giáo đã đưa ra quy định cho các em tát học sinh, chính cô giáo cũng không kiềm chế được và tát học sinh, đây là phương pháp giáo dục phản sư phạm, khiến xã hội bức xúc và lên án. Sai phạm của cô giáo đã bị cơ quan công an khởi tố.
Nói về việc cô giáo hiệu trưởng có việc phát phiếu khảo sát học sinh về vụ việc này, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho biết, đã nhận được thông tin.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT nhận định: Cô giáo vi phạm đạo đức nhà giáo, hiệu trưởng, ban giám hiệu hạn chế, yếu kém về năng lực quản lý, kinh nghiệm. Trước sự việc đã rõ ràng, đúng ra là phải xử lý vụ việc và báo cáo để xử lý nghiêm nhưng hiệu trưởng lại đi làm một việc rất phản giáo dục đi khảo sát một việc đã rõ ràng. Đáng ra, khi có vi phạm, phải tiến hành báo cáo xử lý nghiêm nhưng cô hiệu trưởng làm như vậy là phản giáo dục, thể hiện thiếu kinh nghiệm, có sự thoái thác trách nhiệm vụ việc.
"Chúng tôi đã nắm được thông tin, đang khảo sát, kiểm tra sự việc rõ ràng, yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình, yêu cầu Phòng Giáo dục, UBND huyện xử lý nghiêm vụ việc, báo cáo lên Bộ trưởng” - Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa cho biết.
Cũng tại phiên họp báo, một vấn đề của ngành giáo dục được báo giới quan tâm là việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa thông tin: Việc triển khai chương trình phổ thông mới, đến thời điểm này đã hoàn tất mọi công tác chuẩn bị cơ sở vật chất để bảo đảm thực hiện chương trình trong thời gian tới. Bộ cũng đã ban hành Đề án về đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ giáo viên. Chương trình giáo dục phổ thông đến thời điểm này đã cơ bản hoàn tất để xin ý kiến của các bộ, ngành liên quan và báo cáo Quốc hội.
“Tháng 12 này, Bộ GD&ĐT sẽ có cuộc họp báo thông báo chương trình phổ thông mới và sẽ thông tin chi tiết chương trình. Về cơ bản sẽ thực hiện theo đúng tinh thần Nghị quyết 29 của Chính phủ” - Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa nói.
Hám quyền lực, bà Hiệu trưởng ép học sinh phải xảo trá?
Tung bảng điều tra gồm 19 câu hỏi, ép 23 học sinh điền vào, chẳng phải bà hiệu trưởng Phạm Thị Lệ Anh đang muốn tìm sự thật về 231 cái tát do "hung thần" Nguyễn Thị Phương Thuỷ gây ra. Nói thẳng, bà ta đang lo chiếc ghế Hiệu trưởng của mình bị lung lay. Ham quyền lực, háo danh bằng sự lừa dối, bà hoàn toàn không xứng đáng để đứng trong hàng ngũ giáo viên. |
Vụ học sinh bị phạt 231 cái tát: Hiệu trưởng và giáo viên nên nghỉ việc
Thật nực cười, khi sự việc đã lan thành làn sóng phẫn nộ khắp cả nước thì bà Phạm Thị Lệ Anh, Hiệu trưởng trường THCS Duy Ninh lại khư khư ôm thành tích, muốn báo chí đừng lên tiếng. |
Từ chuyện 231 cái tát, nhớ những lần bị thầy phạt ngày xưa
Thế hệ học trò ngày xưa, rất sợ thầy cô. Sợ bằng sự kính trọng xuất phát từ trong máu thịt và từ chính sự uy nghiêm của người dạy dỗ mình. Sự nghiêm khắc toát lên từ người thầy, cùng thương yêu, sự bao dung, đã khiến học trò ngoan ngoãn, chăm chỉ. Hiếm khi giáo viên phải dùng hình phạt để duy trì trật tự, nền nếp trong lớp học. |
Huy An
-
Khởi tố nữ giáo viên phạt học sinh 231 cái tát
-
Yêu cầu lập hội đồng kỷ luật vụ cô giáo phạt học sinh 50 cái tát
-
Bộ GD&ĐT đôn đốc thực hiện quy định về đạo đức nhà giáo
-
Hà Nội: Yêu cầu xác minh thông tin cô giáo cho học sinh tát bạn 50 cái
-
Hiệu trưởng khẳng định 'ép cung' học sinh rất đúng đắn, Thứ trưởng nói phản cảm
-
Hám quyền lực, bà Hiệu trưởng ép học sinh phải xảo trá?
- Hà Nội lập đoàn kiểm tra điều kiện tuyển sinh vào lớp 10
- Lần đầu tiên sinh viên y khoa Việt Nam được gửi sang thực tập tại CHLB Đức
- 20 trường đại học áp dụng phương thức tuyển sinh mới năm 2019
- 7 tổ hợp môn xét tuyển vào khối trường Quân đội năm 2019
- Bổ sung gần 80 ngành, nghề đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp
- Nhật Bản siết chặt quy định cấp visa đối với các trường hợp du học
- Những thay đổi đáng chú ý về quy trình chấm thi THPT quốc gia 2019
- Học sinh Hà Nội giành 40 huy chương tại cuộc thi tìm kiếm tài năng Toán học quốc tế
- ĐH Sư phạm TP HCM phản hồi về quy định cao 1m50 mới được xét tuyển vào ngành giáo viên
- Ý nghĩa của phong tục lì xì trong ngày Tết
- Bé tự kỷ gói bánh chưng mừng xuân mới
- Hướng nghiệp 4.0 cho con
-
20 trường đại học áp dụng phương thức tuyển sinh mới năm 2019
-
7 tổ hợp môn xét tuyển vào khối trường Quân đội năm 2019
-
ĐH Sư phạm TP HCM phản hồi về quy định cao 1m50 mới được xét tuyển vào ngành giáo viên
-
Những thay đổi đáng chú ý về quy trình chấm thi THPT quốc gia 2019
-
Nhật Bản siết chặt quy định cấp visa đối với các trường hợp du học