Việt Nam xây dựng 2 kịch bản ứng phó với Covid-19
![]() |
![]() |
GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết trong bối cảnh đi lại nhiều trên toàn thế giới, việc phòng chống dịch Covid-19 không phải của một địa phương, một quốc gia mà của toàn thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra các kịch bản có thể xảy ra.
Thứ nhất, biến thể Omicron dần dần giảm bớt động lực, bên cạnh đó việc có miễn dịch sẵn có (do mắc, tiêm vaccine) sẽ giảm tối đa các trường hợp chuyển nặng và tử vong. Đây là kịch bản có xu thế xảy ra nhiều hơn.
![]() |
GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Ảnh: Trần Minh). |
"Như vậy, với kịch bản này, chúng ta chuyển sang trạng thái bình thường mới hay sang bệnh lưu hành, để các hoạt động trong xã hội có thể trở về bình thường. Một cá nhân trong xã hội biết được các nguy cơ của mình, từ nguy cơ đó nếu thực hiện tốt họ sẽ trở lại cuộc sống bình thường. Chúng ta chủ yếu tập trung can thiệp vào nhóm đối tượng nguy cơ", GS Lân nhấn mạnh.
Thứ 2 là xuất hiện các biến thể mới, hiểu biết của thế giới về virus SARS-CoV-2 chưa toàn diện. Khi sự giao lưu đi lại nhiều, việc xuất hiện các biến thể mới vẫn còn có khả năng xảy ra. Điều này có thể làm giảm đi hiệu quả của vaccine, xuất hiện sự tái nhiễm, đặc biệt có thay đổi chuyển nặng, lây lan mạnh.
"Khi đó, chúng ta sẽ phải triển khai lại các biện pháp cấp bách như chúng ta đã từng làm. Hiện nay chúng ta đã có các vũ khí như vaccine, thuốc điều trị, kinh nghiệm của các biện pháp phòng chống dịch. Tuy nhiên chúng ta phải thường xuyên cập nhật, kể cả về thuốc điều trị, đặc biệt là công nghệ vaccine", GS Lân nói.
Như vậy, Việt Nam sẽ xây dựng song song hai kịch bản. Một là khi Covid-19 trở thành bệnh lưu hành, bình thường mới. Hai là vẫn luôn dự phòng các kịch bản khi xuất hiện tình huống mới, chủng mới mang tính nghiêm trọng để không để bị động.
Bộ Y tế nhận định, tại Việt Nam, dịch bệnh cơ bản đang được kiểm soát trên phạm vi cả nước. Từ cuối tháng 12/2021, sau khi ghi nhận ca đầu tiên nhiễm biến thể Omicron, số mắc cả nước tăng cao nhất trong 3 tuần đầu của tháng 3, sau đó giảm mạnh từ cuối tháng 3 đến nay. Điều này cũng tương đồng với một số nước trong khu vực như Malaysia và Singapore. Dịch đạt đỉnh vào khoảng 8 đến 9 tuần sau khi ghi nhận biến thể Omicron xâm nhập.
Theo Dân trí
-
Cảnh báo nguy cơ ngộ độc khí CO: "Sát thủ vô hình" trong chính ngôi nhà của bạn
-
Lòng xe điếu - Từ đặc sản hiếm thành cơn sốt mạng xã hội
-
Bệnh viện Quân y 175 lần đầu lấy, ghép tạng từ người chết não
-
Rèn luyện thể lực, nâng cao sức khỏe cùng Summer Cup S5 - 2025
-
Hoa Kỳ: Số ca nhiễm cúm ở mức cao nhất trong hơn 15 năm
- Vesak 2025: Tinh thần hòa bình và lòng từ bi lan tỏa toàn cầu
- Tử vi tuần mới (12-18/5/2025): Tuổi Tý phát triển rực rỡ, tuổi Ngọ khẳng định tài năng
- Tử vi tuần mới (5-11/5/2025): Tuổi Tỵ mọi sự hanh thông, tuổi Mùi động lực thăng tiến
- Tử vi tháng 5/2025: Tuổi Mão đỉnh cao sự nghiệp, tình Dậu tình cảm thăng hoa
- Tử vi tuần mới (28/4-4/5/2025): Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, tuổi Hợi thành tựu tự hào
- Tử vi tuần mới (21-27/4/2025): Tuổi Tuất năng lượng dồi dào, tuổi Tỵ quý nhân tương trợ
- [VIDEO] Ngắm tượng Phật Quan âm cao nhất Đông Nam Á tại Quảng Ngãi
- Tử vi tuần mới (14-20/4/2025): Tuổi Hợi vận may tài lộc, tuổi Sửu cơ hội thăng tiến