Vị thế người thầy ở đâu trong xã hội ngày nay
![]() |
Thời nào cũng vậy, tình nghĩa thầy - trò luôn được đề cao, vun đắp mỗi ngày một cách tự nhiên, sâu đậm nhất (ảnh: Lê Tùng) |
Xã hội cần luôn tôn trọng người thầy
Theo PGS.TS Phan An, vị thế người thầy trong xã hội hiện nay không phải là thấp đi, có chăng là nó đang bị ảnh hưởng bởi những “con sâu làm rầu nồi canh” mà thôi. Nhìn chung, xã hội ngày nay vẫn tôn trọng người thầy và “tôn sư trọng đạo” vẫn là truyền thống quý báu của người Việt.
![]() |
PGS.TS Phan An |
Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, những hiện tượng xã hội liên quan đến người thầy, nhất là chuyện sai lệch trong đạo đức, ứng xử của thầy - trò như thầy hành hung, làm nhục trò, dụ dỗ, quấy rối trò... thời gian qua khiến hình ảnh một bộ phận nhỏ người thầy bị méo mó. Những tiêu cực này đã tạo nên những luồng thông tin khiến người ta hiểu hiểu nhầm về vấn đề tôn trọng người thầy.
Tiêu cực thì không chỉ riêng trong nghề giáo mà có ở mọi mặt đời sống xã hội. Đó chỉ là hiện tượng xã hội chứ không phải bản chất để quy chụp chung cho nghề giáo được. Tất nhiên, việc người thầy thực hiện hành vi không đúng đắn gây ra phản ứng của xã hội thì cần phải lên án, phê phán để hình ảnh người thầy trở nên trong sáng hơn.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu cực của người thầy, nhưng phải thấy rằng, người thầy hiện nay chịu rất nhiều áp lực, nhất là với phía gia đình học sinh và đôi khi từ những áp lực đó mà họ có những ứng xử thiếu chuẩn mực.
Do đó, trong bối cảnh hiện nay, để vai trò, vị thế người thầy được tôn trọng hơn thì phải có sự nỗ lực từ hai phía. Bản thân người thầy phải hiểu rõ, trách nhiệm, vai trò của mình trong cuộc sống và vững vàng thực hiện nó. Thứ hai, xã hội cũng phải có cái nhìn công bằng, tạo điều kiện, chia sẻ với người thầy, hỗ trợ bằng cách hợp tác cùng thầy để giúp thầy làm tròn sứ mệnh lớn lao của mình. Đặc biệt, xã hội cần duy trì truyền thống “tôn sư trọng đạo”. Bởi sự nỗ lực xây dựng vị thế của mỗi nhà giáo dù đáng quý nhưng sẽ không có ý nghĩa trong môi trường xã hội chưa trong lành, chưa dành cho người thầy sự tôn trọng đúng nghĩa.
Đầu hàng hoàn cảnh vì… thu nhập
![]() |
PGS.TS Trương Văn Vỹ |
PGS.TS Trương Văn Vỹ cho biết: Thật ra, từ lâu nhiều người đã nói đến việc vị thế người thầy đang dần mất đi trong xã hội vì rất nhiều nguyên nhân. Đó là vấn đề trình độ chuyên môn, đạo đức, ứng xử... Trong đó, nhiều người hay nhắc đến việc đồng lương thầy giáo chưa xứng đáng với tâm huyết, công sức họ bỏ ra. Khi đồng lương không đủ sống sẽ nảy sinh tiêu cực. Điển hình như dạy thêm, học thêm, đổi điểm lấy tiền... Theo tôi, khó khăn lớn nhất trong việc được sống xứng đáng như một người thầy của các nhà giáo ở nước ta là vấn đề thu nhập.
Dĩ nhiên không phải nhà giáo nào cũng bị cám dỗ vật chất làm cho tha hóa. Nhưng số người “đầu hàng hoàn cảnh” cũng đủ lớn, những tiêu cực nổi cộm gần đây trong giáo dục đều gắn với kinh tế, làm cho xã hội thấy mối quan hệ giữa xã hội và người thầy là mối quan hệ sòng phẳng, xem người thầy là nhà cung cấp dịch vụ, người học là người trả tiền, ngoài ra chẳng ơn huệ hay cần tôn trọng gì nhau cả. Từ đó mới có những chuyện con bị phạt thì gia đùng đùng kéo đến hành hung giáo viên, thậm chí bắt giáo viên phải quỳ gối xin lỗi... Đây là điều rất đáng lo ngại.
Như vậy, để giảm thiểu tiêu cực thì ngành giáo dục phải làm sao chăm lo được đời sống vật chất của người thầy, nói đúng hơn là làm sao lao động của nhà giáo được trả công xứng đáng.
Sự tha hóa về lối sống xã hội cũng là nguyên nhân, suy cho cùng, người thầy cũng là con người, có người tốt, người xấu, đó là chuyện bình thường. Nhưng có chăng cũng chỉ là những trường hợp cá biệt bởi xác định làm nhà giáo thì đạo đức luôn phải được giữ gìn.
Chuyên môn nghiệp vụ nhà giáo cũng là vấn đề để tạo nên vị thế người thầy. Bối cảnh xã hội hiện nay đòi hỏi người thầy phải luôn cập nhật, nâng cao, đổi mới liên tục để đáp ứng nhu cầu dạy và học ngày càng cao. Điển hình như chuyện dạy học online mùa Covid-19, không phải người thầy nào cũng đáp ứng ngay được, nhất là về trang thiết bị, cơ sở vật chất, trình độ công nghệ. Nhưng nếu không theo kịp xu hướng phát triển của xã hội thì phải làm sao? Rõ ràng, người thầy kém chuyên môn thì dễ dàng bị đào thải.
Lê Trúc
-
Những người thầy “gà trống” nuôi trẻ ở Mầm non Háng Gàng
-
TS. Nguyễn Thị Ngọc Minh: "Sức mạnh của trường học nằm ở nhân cách và trí tuệ người thầy"
-
Những điển tích thú vị về lòng hiếu học của người xưa
-
Hiểu thêm về “Mùng 3 tết… Thầy”
-
Người chèo đò vĩ đại nhất trên bến sông đời
-
Xin đừng làm tổn thương thầy cô giáo
- Ngày hội STEM 2022: “Vượt lên biến động”
- TP HCM “nóng” vấn đề tăng học phí
- Hà Nội: Ngày 31/5 sẽ công bố số lượng học sinh dự tuyển lớp 10 của từng trường
- 11 công trình, sáng kiến góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục
- Hà Nội thành lập Ban chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT năm 2022
- Vinh danh 2 nhà khoa học đạt Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2022
- 45% học sinh học trực tuyến gặp vấn đề về sức khỏe
- Hà Nội: Nhà trường không được gợi ý phụ huynh đóng góp phục vụ các kỳ thi và tuyển sinh
- Học phí TPHCM có thể sẽ tăng gấp 5 lần năm học tới
- Tôn vinh 2 nữ giáo sư đạt Giải thưởng Kovalevskaia năm 2021
- Hà Nội tăng hơn 1.000 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 vào các trung tâm giáo dục thường xuyên
- Hà Nội: 103 trường THPT ngoài công lập áp dụng phương thức xét tuyển bằng học bạ

Con người có thể trồng cây… trên Mặt Trăng
- Tử vi ngày 22/5/2022: Tuổi Dần lợi nhuận vượt bậc, tuổi Mão nhân duyên tốt lành
- Tử vi ngày 22/5/2022 của 12 cung hoàng đạo: Xử Nữ đào hoa, Ma Kết tài chính ổn định
- Tử vi ngày 21/5/2022: Tuổi Mùi tài lộc khởi sắc, tuổi Dậu đường tiến sáng rõ
- Tử vi ngày 21/5/2022 của 12 cung hoàng đạo: Song Tử tràn đầy năng lượng, Bảo Bình nóng vội
- Tử vi ngày 20/5/2022: Tuổi Tý việc không như ý, tuổi Ngọ cơ hội phát tài
- Tử vi ngày 20/5/2022 của 12 cung hoàng đạo: Kim Ngưu cơ hội tỏa sáng, Sư Tử cô đơn
- Tử vi ngày 19/5/2022: Tuổi Sửu may mắn sự nghiệp, tuổi Thìn làm gì cũng thuận
- Tử vi ngày 19/5/2022 của 12 cung hoàng đạo: Cự Giải nhạy cảm, Bọ Cạp nhiệt tình