Vì sao Thụy Điển phê duyệt dự án Nord Stream 2 của Nga?
![]() |
"Luật pháp quốc gia và quốc tế không cấm chính phủ chối yêu cầu này", Bộ trưởng Doanh nghiệp và Đổi mới Thụy Điển Mikael Damberg phát biểu trong một cuộc họp báo ngày 7/6.
Dự án đường ống Nord Stream 2 dài khoảng 1.200 km, nhằm tăng gấp đôi công suất của Nord Stream 1 vào cuối năm 2019, và cho phép tăng lượng khí đốt của Nga sang Đức trực tiếp thông qua Biển Baltic, không đi qua Ukraine, quốc gia đang xung đột với Nga kể từ khi sáp nhập Crimea vào năm 2014.
Một số quốc gia châu Âu do Ba Lan dẫn đầu, phản đối dự án này và tố cáo động cơ chính trị của nó nhằm trừng phạt Kiev vì việc vận chuyển khí đốt của Nga sang châu Âu đi ngang Ukraine vốn mang về nguồn thu đáng cho Kiev.
Họ cũng viện dẫn mối quan tâm về môi trường cũng như rủi ro an ninh để phản đối Nord Stream 2. Một số nước Đông Âu còn sợ rằng dự án này có thể được sử dụng như một công cụ để tăng cường ảnh hưởng của Nga với châu Âu.
Tuy nhiên, Thủ tướng Đức Merkel kiên định bảo vệ dự án Nord Stream 2 bất chấp sự đe dọa của Mỹ trong việc trừng phạt các công ty Đức làm ăn với Nga trong dự án này.
Nh.Thạch
AFP
-
Vì sao Đức không muốn mở lại đường ống Nord Stream 2?
-
Thỏa thuận hòa bình Ukraine, Nga-Mỹ bí mật bàn hợp tác khí đốt để "hồi sinh" Nord Stream? Điều gì xảy ra nếu tin đồn thành sự thật?
-
Nord Stream 2 có thể được tái sử dụng cho hydro và LNG
-
Nga: Gazprom khó nhượng lại Nord Stream-2 cho nhà đầu tư Mỹ
-
Tổng thống Putin: Nga không từ bỏ nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu
-
Từ nay đến 2035, tổng công suất điện khí dự kiến đạt gần 52.000 MW
-
Cháy rừng tại Kim Bảng (Hà Nam) không ảnh hưởng đến hệ thống truyền tải điện quốc gia
-
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Ưu tiên sử dụng tối đa khí trong nước để phát điện
-
Giá phát điện tối đa cho nhiệt điện than năm 2025
-
Khung giá điện nhập khẩu từ Lào về Việt Nam giai đoạn 2025-2030