Vì sao Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách giám sát về thao túng tiền tệ?
![]() |
Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi Danh sách giám sát về thao túng tiền tệ |
Bộ Tài chính Mỹ vừa ban hành Báo cáo về “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ”. Tại báo cáo này, Bộ Tài chính Mỹ đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách giám sát về thao túng tiền tệ.
Báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ tháng 11 tiếp tục xem xét khả năng thao túng tiền tệ của các đối tác thương mại chính, dựa trên cơ sở 3 tiêu chí về thặng dư thương mại song phương với Mỹ, thặng dư cán cân vãng lai và can thiệp thị trường ngoại tệ một chiều, kéo dài.
Trong báo cáo kỳ này, Bộ Tài chính Mỹ đã đưa 7 nền kinh tế vào danh sách giám sát, bao gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Singapore, Malaysia và Đài Loan. Đồng thời, Bộ Tài chính Mỹ kết luận không có đối tác thương mại lớn nào của Mỹ thao túng tiền tệ trong khoảng thời gian từ tháng 7/2021 đến tháng 6/2022.
Liên tiếp trong hai kỳ báo cáo, Việt Nam chỉ vượt ngưỡng một tiêu chí về thặng dư thương mại hàng hóa và dịch vụ với Mỹ, do đó đã được Bộ Tài chính Mỹ đưa ra khỏi danh sách giám sát.
Từ đầu năm 2021, Bộ Tài chính Mỹ đã tiếp xúc nâng cao song phương với Việt Nam và đạt được thỏa thuận chung vào tháng 7/2021 nhằm giải quyết các quan ngại của phía Mỹ về vấn đề tiền tệ, tỉ giá.
Tại kỳ báo cáo này, Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục ghi nhận những bước tiến của Việt Nam. Đồng thời, tại chuyến thăm, làm việc của Bộ Tài chính Mỹ đến Việt Nam ngày 3/10/2022, Bộ Tài chính Mỹ đánh giá cao công tác điều hành chính sách tiền tệ, tỉ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
Trước đó, từ cuối tháng 5/2019, Bộ Tài chính Mỹ đưa Việt Nam vào "danh sách giám sát" thao túng tiền tệ. Tới giữa tháng 12/2020, Mỹ xác định Việt Nam là một trong hai quốc gia thao túng tiền tệ
Tuy nhiên, Bộ Tài chính Mỹ sau đó đã tiếp xúc nâng cao song phương với Việt Nam và cho biết chưa đủ bằng chứng khẳng định Việt Nam thao túng tỷ giá theo Đạo luật 1988. Hai bên đạt được thỏa thuận chung vào tháng 7/2021 nhằm giải quyết các quan ngại của Mỹ về vấn đề tiền tệ, tỷ giá.
Sau quá trình đàm phán và nỗ lực giải quyết, Mỹ đã đưa Việt Nam ra khỏi diện "bị phân tích nâng cao" và trở lại "danh sách giám sát" trong kỳ báo cáo ngày 10/6 năm nay.
Bộ Tài chính Hoa Kỳ đánh giá cao công tác điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam Bộ Tài chính Mỹ đánh giá cao sự nghiêm túc của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc giải quyết các quan ngại của Mỹ và duy trì được sự ổn định của thị trường tài chính, tiền tệ, kinh tế vĩ mô trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức. |
-
Tin tức kinh tế ngày 15/11: Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT 6 tháng đầu năm 2025
-
Tin tức kinh tế ngày 21/6: Bộ Tài chính Mỹ kết luận Việt Nam không thao túng tiền tệ
-
Bản tin Năng lượng xanh: Bộ Tài chính Mỹ công bố các quy tắc trợ cấp sản xuất năng lượng sạch
-
Làm sao để đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ mà không thao túng tiền tệ?
-
Việt Nam tiếp tục không nằm trong danh sách giám sát về thao túng tiền tệ của Mỹ
-
Tin tức kinh tế ngày 6/5: Vốn FDI vào Việt Nam tăng gần 40%
-
Quốc hội thảo luận tại tổ về 3 dự án Luật quan trọng
-
Quyết định tăng sản lượng của OPEC+ có tác động gì đến thị trường dầu mỏ toàn cầu?
-
CPI tháng 4/2025 tăng 0,07%
-
Thủ tướng: Triển khai hiệu quả "bộ tứ chiến lược", thực hiện bằng được các mục tiêu lớn