Vạch trần các chiêu lừa trên “thế giới ảo”

07:00 | 23/08/2015

1,043 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Theo công bố của hãng bảo mật Bkav, trung bình mỗi tháng có 1.000 trang web giả mạo facebook lừa lấy mật khẩu để dùng cho việc lừa đảo và phát tán tin nhắn rác. Đây quả thực là con số gây sốc, bởi ít người ngờ rằng, facebook - mạng xã hội tưởng như vô hại lại ẩn giấu rất nhiều cạm bẫy. Không ít người đã và đang trở thành nạn nhân của “thế giới ảo” này.  

Cảnh báo lừa đảo qua Facebook và phần mềm gián điệp

Cảnh báo lừa đảo qua Facebook và phần mềm gián điệp

Thời gian qua, trên khắp cả nước, các phương tiện truyền thông đăng tải về tình trạng lợi dụng mạng xã hội Facebook để lừa đảo chiếm đoạt tiền bằng nhiều thủ đoạn khác nhau. Cùng với đó là loại tội phạm cài đặt phần mềm gián điệp để lấy cắp dữ liệu đang diễn ra ngày càng nhiều, gây thiệt hại lớn cho nhiều công ty.

Tung “link độc” để hack

Bản báo cáo tổng kết tình hình an ninh mạng nửa đầu năm 2015 của hãng bảo mật Bkav cũng cho hay, trung bình mỗi ngày xuất hiện thêm 40 trang giả mạo facebook nhằm lấy cắp thông tin tài khoản, lừa tiền người dùng tại Việt Nam. Theo các chuyên gia công nghệ, với tần suất sử dụng mạng xã hội dày đặc như hiện nay, người dùng có thể trở thành nạn nhân, rơi vào cảnh tiền mất tật mang bởi những trò lừa trên “thế giới ảo”.

32-ld
Ông Ngô Tuấn Anh - Phó chủ tịch phụ trách An ninh mạng Bkav

Trò chuyện với phóng viên, ông Ngô Tuấn Anh - Phó chủ tịch phụ trách An ninh mạng Bkav cho biết, hiện nay các đối tượng dùng rất nhiều chiêu bài để thực hiện hành vi lừa đảo trên mạng xã hội. Một trong những chiêu bài vô cùng tinh vi được các chuyên gia an ninh mạng “bóc trần” là tạo các trang giả mạo facebook. Các trang này có hình thức giống hệt trang facebook, chỉ có khác biệt duy nhất nằm trên thanh địa chỉ. Để dẫn dụ người dùng truy cập, kẻ xấu đưa ra liên kết dẫn tới trang giả mạo kèm theo lời chào mời về khuyến mãi “khủng”, nội dung hấp dẫn, thậm chí là thông tin dọa nạt, gây lo lắng…

Theo ông Tuấn Anh, ngay sau khi người dùng bấm vào đường link, facebook của họ sẽ thoát ra và yêu cầu đăng nhập lại. Do giao diện website giả mạo rất giống với facebook, nhiều người không phát hiện ra sự khác biệt, làm theo hướng dẫn là đã tự mình cung cấp thông tin tài khoản cho tin tặc.

Một trong những thủ đoạn khác được các chuyên gia chỉ ra chính là chiêu lừa nạp thẻ điện thoại mà trước đây dư luận quen gọi là “ông chú Viettel”. Theo nhận định của Bkav, thủ đoạn này hiện có thêm biến tướng mới. Bằng việc tạo các website giả mạo trang nạp thẻ để tăng lòng tin từ phía người dùng, kẻ xấu đã “móc túi” nhiều nạn nhân với số tiền lên tới vài triệu đồng.

Ông Tuấn Anh cho biết, trung bình mỗi tháng có 200 website giả mạo nạp thẻ như vậy được kẻ xấu dựng lên.

Cũng trao đổi về vấn đề này, chuyên gia công nghệ Vũ Mạnh Hùng - Giám đốc Công ty Thương mại truyền thông VMH chỉ rõ, mạng xã hội facebook hiện xuất hiện một số hacker chuyên đi cướp “nick” facebook bằng cách tung ra những đường “link”, thực chất có chứa mã độc. Thủ đoạn của các đối tượng này là lân la tìm kiếm người Việt Nam đang sinh sống tại nước ngoài, sau đó cướp “nick” của họ để lừa đảo, chiếm đoạt tiền của người thân trong danh sách bạn bè.

Theo ông Hùng, chúng dùng cách nhờ mua thẻ cào điện thoại với số lượng lớn là thủ đoạn phạm tội đang được các đối tượng “truyền nghề” cho nhau trên mạng xã hội. Sau khi chiếm quyền kiểm soát “nick”, các đối tượng này sẽ nghiên cứu lịch sử trò chuyện của họ để tìm ra những người thân nhất rồi dùng những lời lẽ tương tự như vậy để nói chuyện với bị hại, tạo niềm tin rồi thực hiện việc lừa đảo nạp thẻ cào điện thoại.

Thủ đoạn cũ, nạn nhân mới

Thực tế đã ghi nhận rất nhiều bài học nhỡn tiền từ việc lừa đảo trên mạng xã hội. Thế nhưng, chính sự chủ quan đã khiến người dùng vô tình sập bẫy.

Theo chuyên gia Vũ Mạnh Hùng, có đối tượng trộm tài khoản facebook của một nữ Việt kiều sinh sống ở nước ngoài, lừa đảo chiếm đoạt hàng chục triệu đồng của những người thân quen bằng hình thức nhờ mua thẻ cào điện thoại. Chiêu thức vô cùng đơn giản, đối tượng lập một facebook giả người quen của nữ Việt kiều để lân la hỏi chuyện.

Sau một thời gian trao đổi qua lại, nhận thấy nạn nhân “cắn câu” với nick giả, đối tượng vờ hỏi nữ Việt kiều cho mượn tài khoản facebook để đăng ký email, mở thẻ tín dụng. Chỉ chờ có thế, đối tượng đã lập ra một màn kịch tinh vi, chiếm đoạt gần 50 triệu đồng của người quen nữ Việt kiều.

Thời gian gần đây, lực lượng chức năng cũng liên tiếp phát hiện và bắt giữ các đối tượng lừa đảo trực tuyến (mạng di động, website, mạng xã hội, ứng dụng di động…). Cuối tháng 5-2015, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý và chức vụ (PC46) Công an TP Đà Nẵng đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối với Nguyễn Thành Trung, Lê Quang Linh và Nguyễn Xuân Tân để làm rõ hành vi lừa đảo qua mạng Internet.

Kết quả điều tra cho thấy, trong tháng 4 và tháng 5-2015, Nguyễn Thành Trung đã thuê một đối tượng tên T dùng 2 CMND để mở 8 tài khoản ngân hàng chi nhánh Đà Nẵng. Trong đó một CMND Trung giao cho T và một CMND T lấy ở tiệm cầm đồ của bạn với mức giá thuê mở mỗi tài khoản trên dưới 1 triệu đồng.

Có tài khoản, Trung cùng đồng bọn dựng kịch bản lừa trúng thưởng qua mạng xã hội zalo, viber, facebook… Theo cơ quan điều tra, tính đến ngày sa lưới pháp luật, nhóm đối tượng đã lừa đảo của gần 20 nạn nhân với số tiền lên đến hơn 550 triệu đồng.

Tại Hà Nội, Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm công nghệ cao (PC50) vừa bắt giữ đối tượng Vương Trọng Sơn (25 tuổi, ở huyện Yên Thành, Nghệ An) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Công việc của Sơn là sử dụng các tài khoản Google Adsense (tài khoản cho thuê và trả tiền thuê quảng cáo) để quảng cáo trên mạng. Sau đó gã tìm cách chiếm đoạt tài khoản của người dùng. Với thủ đoạn này, Sơn đã thực hiện hàng loạt vụ lừa đảo với số tiền chiếm đoạt lên tới 40 triệu đồng.

Trước đó, ngày 8-8, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Hải Dương cũng đã ra quyết định khởi tố và bắt tạm giam một số đối tượng có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua facebook, đồng thời tiếp tục mở rộng điều tra vụ án. Theo cơ quan điều tra, tổng số tiền các đối tượng chiếm đoạt từ các nạn nhân có thể lên tới hàng trăm triệu đồng. Hiện, cơ quan điều tra đang tiếp tục mở rộng điều tra vụ án và kêu gọi những người bị các đối tượng trên lừa đảo ra khai báo trước cơ quan công an.

Cách đây ít lâu, Công an TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) cũng thụ lý điều tra vụ lừa đảo trúng thưởng thông qua mạng xã hội facebook. Nạn nhân Huỳnh Anh S (ngụ phường Vĩnh Hòa) nhận được tin nhắn thông báo từ facebook cho biết, anh vừa trúng thưởng 200 triệu đồng và 1 xe gắn máy hiệu SH. Ngay sau đó có người gọi điện xưng là nhân viên của chương trình hướng dẫn anh S làm thủ tục để nhận giải. Tổng cộng anh S đã 5 lần nạp tiền theo yêu cầu, với tổng số tiền là 32,5 triệu đồng. Tuy nhiên, sau đó anh S liên hệ lại để nhận giải thưởng thì các số máy trên đều trong tình trạng “tắt ngấm”…

Facebook - “mảnh đất màu mỡ” của tội phạm mạng

Theo Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao C50, Bộ Công an thủ đoạn cướp nick

vach-tran-cac-chieu-lua-tren-the-gioi-ao
Cơ quan điều tra mới bắt khẩn cấp ba đối tượng lừa đảo tinh vi bằng cách nhắn tin trúng thưởng qua mạng xã hội

facebook, giả mạo người thân nhờ mua thẻ cào điện thoại hay lừa chuyển tiền tuy không mới nhưng vẫn có nhiều người mắc bẫy. Năm 2014, có nạn nhân đã bị chiếm đoạt lên tới trên 300 triệu đồng. C50 đánh giá, Việt Nam có hàng chục triệu người sử dụng mạng xã hội facebook. Với lượng người sử dụng khổng lồ như vậy, theo C50, đây sẽ còn là “mảnh đất màu mỡ” để tội phạm mạng thực hiện các hành vi phạm tội trong năm 2015.
Các chuyên gia an ninh mạng cũng truyền đạt kinh nghiệm: Nhiều người biết rằng, đó là một chiêu trò lừa đảo, nhưng vì tò mò vẫn muốn thử. Vì thế mà dính bẫy lừa đảo, vừa bực dọc và người vừa mất tiền oan. Đặc biệt, người dùng mạng xã hội không nên click vào đường link do người lạ gửi, có thông tin không rõ ràng. Bởi khi ta click vào nó sẽ ra một trang khác và trang đó là trang có mã độc. Rất có thể bạn sẽ bị mất tải khoản và bị hack để phục vụ mục đích xấu.

Thảo Phượng

Năng lượng Mới 450