Tuyển tình nguyện viên thử nghiệm vắc xin ARCT-154 của Mỹ
Vắc xin ARCT-154 sử dụng công nghệ vắc xin mRNA mới nhất hiện nay, được cải tiến để có thể chống lại biến Delta. Vắc xin này của Công ty Arcturus Therapeutics, Inc, Mỹ, được một tập đoàn của Việt Nam đàm phán để chuyển giao công nghệ.
Dự kiến từ ngày 15/8 tới, vắc xin ARCT-154 bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 1 với 100 tình nguyện viên, thực hiện tại Trường Đại học Y Hà Nội.
Hiện tại nhà trường đang bắt đầu thu tuyển người tình nguyện khoẻ mạnh, độ tuổi từ 15-59, không có tiền sử mắc các bệnh nhiễm trùng SARS, MERS hoặc SARS-CoV-2.
Ngoài ra tình nguyện viên trong giai đoạn 1 phải chưa từng tiêm vắc xin ngừa Covid-19; đồng ý tuân thủ các quy trình của nghiên cứu và thực hiện ít nhất 8 lần thăm khám lâm sàng theo lịch trình nghiên cứu tại Trung tâm Dược lý lâm sàng, Trường Đại học Y Hà Nội.
Giai đoạn 2, thực hiện trên 300 tình nguyện viên tại các tổ chức nhận thử và tại cộng đồng.
Giai đoạn 3 thử nghiệm trên 20.600 đối tượng, trong đó giai đoạn 3a (600 người tình nguyện) và 3b (20.000 người tình nguyện). Đề cương nghiên cứu thử nghiệm vắc xin ARCT-154 đã được Bộ Y tế phê duyệt. Trường Đại học Y Hà Nội, Viện Pasteur TP HCM, Học viện Quân Y là 3 đơn vị chịu trách nhiệm thử nghiệm lâm sàng. Như vậy đây là vắc xin ngừa Covid-19 thứ ba tại Việt Nam thử nghiệm lâm sàng sau Nanocovax của công ty Nanogen và Covivac của IVAC.
M.C
-
Tăng cường trí thức trẻ tình nguyện đến các khu kinh tế - quốc phòng
-
Hà Nội: Gần 5 nghìn tình nguyện viên đăng ký tham gia chống dịch Covid-19
-
Hà Nội chuyển giao 50 máy thở cho Đại học Y Hà Nội
-
Xung phong ra tuyến đầu chống dịch
-
Tin tức Covid-19 ngày 15/8: Người dân đổ xô về quê bằng xe máy được vận động ở lại TP HCM
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Thủ tướng: "Ai làm tốt thì giao việc"
-
Thủ tướng: 3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm
-
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025