Tương lai sẽ ra sao khi có virut Corona chủng mới?

18:51 | 05/06/2021

208 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Nhiều người đang đặt câu hỏi về việc sau này sẽ ra sao khi virut Corona lan rộng toàn cầu.

Sẽ có một chiến dịch tiêm chủng vắc-xin như là với bệnh đậu mùa trước đây hoàn toàn ngăn chặn được virut? Vắc-xin sẽ chống lại được những biến thể mới? Hoặc virut sẽ tồn tại trong cơ thể chúng ta một thời gian và thay đổi thành một loại bệnh nhẹ như là bệnh cảm lạnh thông thường?

Gần đây, một nhóm các chuyên gia quốc tế đã chia sẻ một số ý tưởng, dự đoán và quan điểm của họ với AP.

Tương lai sẽ ra sao khi có virut Corona chủng mới?
Bác sỹ John Thayer giơ cao tấm biển báo hiệu là trạm của ông cần thêm những liều vắc-xin tại trung tâm vắc-xin phòng Covid-19 Lumen, Seatle, Washington ngày 13/3/2021.

Tiến sỹ T.Jacob John đang nghiên cứu về virut, ông là người đứng đầu những nhà nghiên cứu ở Ấn Độ chống lại các căn bệnh như bại liệt và HIV/AIDS. Ông dự đoán rằng virut được biết dưới cái tên SARS-CoV-2 sẽ trở thành một loại bệnh truyền nhiễm mà con người phải học cách chung sống.

Vắc-xin sẽ có tác dụng với những biến thể mới?

Virut Corona đã thay đổi một các nhanh chóng. Các biến thể mới đang xuất nhiện ở nhiều nước khác nhau và ngày càng nguy hiểm. Các chuyên gia cho biết, virut lây lan càng nhiều, càng nhiều khả năng 1 biến thể mới có thể khó điều trị hoặc không thể xác định.

Một số vắc-xin phát triển gần đây dường như là không chống lại được những biến chủng mới của virut. Ví dụ như công ty Novavax gần đâu tìm ra một loại vắc-xin nhưng không thể chống lại những biến chủng mới của virut được tìm thấy ở Anh và Nam Phi.

Tuy nhiên, việc tiêm chủng vẫn cho chúng ta một sự bảo vệ. Các vắc-xin có thể vẫn được dùng để làm chậm lại hoặc ngăn chặn sự lây lan của virut, bà Ashley St. Jonh nói. Bà đang nghiên cứu các hệ thống miễn dịch tại Đại học Y NUS Singapore. Hiện nay, các nhà khoa học nhất trí rằng việc tiêm chủng càng nhiều người càng nhanh chóng trở nên rất quan trọng.

Virut sẽ tồn tại trong cơ thể con người?

Virut sẽ tiếp tục ảnh động đến con người bao lâu phụ thuộc chủ yếu vào sức mạnh của khả năng miễn dịch được cung cấp bởi vắc-xin và bệnh truyền nhiễm tự nhiên.

Tương lai sẽ ra sao khi có virut Corona chủng mới?
Một người đàn ông xuất trình hộ chiếu xanh, bằng chứng chứng minh ông đã được tiêm vắc-xin phòng virut corona, tại 1 buổi biểu diễn ở nhà hát Khan, Israel.

"Con người sẽ thường xuyên bị nhiễm khuẩn lặp đi lặp lại?" Jeffrey Shaman đặt câu hỏi. Các nhà nghiên cứu thuộc đại học Columbia không có thông tin gì để trả lời câu hỏi này. Cũng như nhiều nhà nghiên cứu, ông cho rằng vắc-xin sẽ không mang đến sự miễn dịch lâu dài.

Vì vậy, con người cần phải học cách sống chung với Covid-19. Nhưng điều kiện đặt ra là sự miễn dịch kéo dài bao lâu và virut biến thể như thế nào. Câu hỏi điều gì sẽ xảy ra tiếp theo được Jennie Lavine, một nhà nghiên cứu tại đại học Emory, đặt ra. Cô là đồng tác giả nghiên cứu công bố gần đây trong giới khoa học.

Lavin dự đoán một kết quả khả quan. Sau khi hầu hết cơ thể con người đã nhiễm virut - bằng tiêm vắc-xin hoặc qua lây nhiễm - virut này sẽ tiếp tồn tại trong cơ thể và sẽ là nguyên nhân gây ra ốm nhẹ như là cảm lạnh thông thường.

Đồng tác giả nghiên cứu, Ottar Bjornstad, đã nghiên cứu virut ở đại học Pennsylvania cho rằng những người bị tái nhiễm virut Corona chủng mới thường có tình trạng sức khỏe yếu hơn.

Dự đoán của Lavin và Bjornsrad dựa trên các nghiên về virut Corona khác hoạt động như thế nào qua thời gian. Các nhà nghiên cứu cho là SARS-CoV-2 sẽ tiếp tục biến đổi nhưng không quá nhanh và theo vài cách chính.

Đại dịch cúm năm 2018 sẽ giúp chúng ta phỏng đoán Covid-19 sẽ thế nào. Hiện nay, không loại vắc-xin nào hữu hiệu. Trung tâm Kiểm soát và phòng chống bệnh tật Hoa Kỳ dự đoán rằng 1/3 dân số thế giới sẽ bị nhiễm virut. Sau khi bị lây nhiễm, con người hoặc là chết hoặc là tự phát triển được hệ miễn dịch, virut sẽ ngừng lây lan nhanh. Sau đó, virut sẽ biến đổi thành một dạng không còn nguy hiểm như các chuyên gia nhận định và sẽ lây nhiễm theo mùa.

Bác sỹ Gagandeep Kang - chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của đại học Y khoa Christian ở Vellore, phía nam India, nói với AP rằng sẽ có nhiều câu hỏi được đặt ra với sự biến đổi của virut: Ở giai đoạn nào virut sẽ thành 1 biến thể mới? Các quốc gia có phải cần nghiên cứu lại vắc-xin?

Tương lai sẽ trả lời các câu hỏi này, bác sỹ Kang nói.

Những bệnh có mức độ lây nhiễm cao sẽ có vắc-xin phòng và sẽ cung cấp sự miễn dịch dài lâu như bệnh sởi. Sự lây lan của bệnh sởi bị ngăn chặn sau khi nhiều người được tiêm vắc-xin. Tuy nhiên, không giống như bệnh sởi, bà nói, trẻ em bị nhiễm Covid-19 thường không có dấu hiệu nhiễm bệnh rõ ràng. Chính vì lý do này, chúng có thể làm lây nhiễm sang cho người khác.

Điều đó có nghĩa là chúng ta không được chủ quan.

Lê Ngọc Đức (theo VOA)

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

(PetroTimes) - Lễ hội Holi của người Hindu, còn được gọi là Lễ hội Màu sắc, báo trước sự khởi đầu của mùa xuân.