Tuổi trẻ tìm hiểu tín chỉ carbon và giảm thiểu rác thải nhựa

20:09 | 03/06/2024

564 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Bằng cách thực hành “4 T” (từ chối, tiết giảm, tái sử dụng, tái chế), phân loại rác tại nguồn… cùng nắm bắt các cơ hội từ thị trường carbon, những người trẻ có thể góp phần bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.

Ngày 3/6, Trung ương Đoàn tổ chức hội nghị "Tập huấn về tín chỉ carbon và giảm thiểu rác thải nhựa" nhằm cung cấp những thông tin cơ bản nhất về tín chỉ carbon, thị trường tín chỉ carbon hiện nay và trách nhiệm, hành động của thế hệ trẻ đối với việc giảm thải rác thải nhựa trong sinh hoạt. Đây là hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới (5/6).

Tuổi trẻ tìm hiểu tín chỉ carbon và giảm thiểu rác thải nhựa
Báo cáo viên trao đổi tai hội nghị.

Trong những năm gần đây, ô nhiễm không khí và ô nhiễm rác thải nhựa đã trở thành những vấn đề môi trường nghiêm trọng trên toàn cầu. Cả hai loại ô nhiễm này đều gây ra những hậu quả đáng lo ngại đối với sức khỏe con người và môi trường tự nhiên, đòi hỏi sự quan tâm và hành động kịp thời từ các quốc gia, tổ chức và cộng đồng trên toàn thế giới.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ô nhiễm không khí là nguyên nhân dẫn đến hàng triệu ca tử vong sớm mỗi năm. Tại các quốc gia đang phát triển, tình trạng ô nhiễm không khí còn nghiêm trọng hơn do sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp và đô thị hóa không kiểm soát. Các biện pháp kiểm soát ô nhiễm, như áp dụng công nghệ xanh, tăng cường kiểm soát khí thải từ phương tiện giao thông và nhà máy, đang được triển khai nhưng chưa đủ mạnh mẽ để giảm thiểu tình trạng này.

Trong khi đó, ô nhiễm rác thải nhựa cũng là một vấn đề môi trường nghiêm trọng và các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa đang được triển khai ở nhiều quốc gia. Nhiều nơi đã ban hành các lệnh cấm hoặc hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần, khuyến khích sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường như túi vải, ống hút giấy, và đồ dùng tái sử dụng. Tại một số quốc gia châu Á, các chiến dịch tuyên truyền và giáo dục cộng đồng về tác hại của nhựa và lợi ích của tái chế cũng đã được triển khai rộng rãi như: Nhật Bản và Hàn Quốc đã thiết lập các hệ thống phân loại rác thải chi tiết và các chương trình tái chế hiệu quả, giúp giảm thiểu lượng rác thải nhựa.

Tuổi trẻ tìm hiểu tín chỉ carbon và giảm thiểu rác thải nhựa
Tuổi trẻ Dầu khí tích cực làm sạch biển.

Theo số liệu thống kê từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm Việt Nam thải ra môi trường khoảng 3,27 triệu tấn rác thải nhựa. Lượng rác thải nhựa đổ ra biển mỗi năm dao động từ 0,28 đến 0,73 triệu tấn. Tuy nhiên, chỉ có 11-12% rác thải nhựa được tái chế, số còn lại chủ yếu chôn lấp, đốt hoặc thải ra môi trường…

Tại hội nghị, các đại biểu đã chia sẻ chuyên đề về phát triển thị trường carbon tại Việt Nam và giảm thiểu rác thải nhựa. Phó Trưởng phòng Kinh tế và Thông tin biến đổi khí hậu (Cục Biến đổi khí hậu, Bộ TN&MT) Nguyễn Thành Công đã giới thiệu chung về thị trường cacbon; tín chỉ carbon là chứng nhận có thể giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải một tấn khí carbon dioxide (CO2) hoặc một tấn khí carbon dioxide (CO2) tương đương.

Các báo cáo viên đã truyền đạt tới các đoàn viên, thanh niên các chuyên về phát triển thị trường carbon tại Việt Nam và giảm thiểu rác thải nhựa; đã giới thiệu chung về thị trường cacbon; tín chỉ carbon là chứng nhận có thể giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải một tấn khí carbon dioxide (CO2) hoặc một tấn khí carbon dioxide (CO2) tương đương; về phát triển thị trường carbon tại Việt Nam; chính sách, thị trường carbon trong nước và quốc tế; cơ hội cho nhân lực trẻ ở Việt Nam.

Cùng với đó, là các nội dung cơ bản về giảm thiểu rác thải nhựa: Những quy định của pháp luật về rác thải nhựa; tổ chức Đoàn các cấp trong triển khai phong trào giảm thiểu rác thải nhựa…; tham gia vào các hoạt động liên quan đến thị trường carbon như: tuyên truyền cho người dân hiểu về nội dung tín chỉ carbon, thị trường carbon; tham gia các hoạt động giảm thải khí thải nhà kính, trồng cây; xây dựng các chương trình, đề án, dự án đăng ký các tiêu chuẩn với các tổ chức quốc tế để tạo tín chỉ carbon và tham gia thị trường carbon.

Tại chương trình, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Thanh thiếu nhi Việt Nam Minh Thảo đã thông tin về nguồn gốc của nhựa, phát sinh rác thải nhựa; thực trạng rác thải nhựa trên thế giới và Việt Nam; tác hại của rác thải nhựa; hững quy định của pháp luật về rác thải nhựa; tổ chức Đoàn các cấp trong triển khai phong trào giảm thiểu giác thải nhựa; một số giải pháp lớn trong thời gian tới.

Đề cập một số giải pháp góp phần giảm thiểu rác thải nhựa, theo Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Thanh thiếu nhi Việt Nam Minh Thảo, tổ chức Đoàn có thể tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân về chất thải nhựa nói riêng và việc thực hành “4T” (từ chối, tiết giảm, tái sử dụng, tái chế); phân loại rác tại nguồn, gồm: rác hữu cơ, rác vô cơ, chất thải nguy hại (pin hỏng, acquy, đèn huỳnh quang…); tái chế các chất thải nhựa.

Theo đó, tổ chức Đoàn cần tiếp tục triển khai và nhân rộng mô hình điểm như: chung cư phân loại rác tại nguồn; chợ giảm thiểu rác thải nhựa; mô hình cơ quan, trường học, hộ gia đình, khu dân cư… xử lý rác thải sinh hoạt, phế phụ phẩm nông nghiệp bằng chế phẩm INO sinh vật bản địa. Bên cạnh đó, các hoạt động như tổ chức hành trình thứ hai đối với lốp xe, chai nhựa, quần áo cũ, đồ chơi… nhằm tăng công năng sử dụng, hạn chế rác thải ra môi trường.

N.H

Vấn đề tín chỉ carbon và những khoảng trống pháp lý tại Việt NamVấn đề tín chỉ carbon và những khoảng trống pháp lý tại Việt Nam
Hiện trạng các sàn giao dịch tín chỉ carbonHiện trạng các sàn giao dịch tín chỉ carbon
Việt Nam có tiềm năng tín chỉ carbon dồi dào, giá trị khoảng 300 triệu USD/nămViệt Nam có tiềm năng tín chỉ carbon dồi dào, giá trị khoảng 300 triệu USD/năm

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan