"Tử thần" lơ lửng trên đầu người dân
Đã có “lệnh” cấm ban ngày, nhưng trưa 21/6 cẩu tại công trình nhà cao tầng DSD Building Láng Hạ vẫn hoạt động.
Kể từ ngày 15/5, UBND TP yêu cầu những cần cẩu tháp có bán kính hoạt động ngoài phạm vi công trình, có nguy cơ ảnh hưởng tới giao thông đi lại của người dân và các công trình lân cận chỉ được hoạt động từ 22h-6h sáng hôm sau.
Các đơn vị thi công phải đảm bảo có đủ hệ thống cảnh báo, biển cảnh giới, hướng dẫn đảm bảo an toàn giao thông khi qua khu vực cẩu tháp. Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV, tại Hà Nội đang còn không ít những công trình xây dựng có cần cẩu vươn ra ngoài hàng rào công trình đang thi công mà không hề có cảnh báo, tiềm ẩn nguy cơ gây nguy hiểm cho người dân.
Ngay dưới chiếc cần cẩu này là sân chơi hoạt động tập thể của người dân khu chung cư bên cạnh (đường Vũ Phạm Hàm, Cầu Giấy)
Tại đường Lê Văn Lương, công trình Nhà HACC1 Complex có cần cẩu được lắp sát mặt đường. Đối trọng bằng bê tông chìa ra khỏi công trình, ngay phía bên dưới là điểm chờ xe bus.
Tương tự ở công trình tại tòa nhà trên phố Thái Hà, chiếc cần cẩu vẫn hoạt động liên tục, trong khi bên dưới luôn đông đúc người tham gia giao thông.
Nếu những chiếc cần cẩu cao hàng chục mét khó có thể quan sát khi đến gần, thì công trình của Kiểm toán Nhà nước phía cuối đường Trung Kính lại khiến người dân đi qua lo lắng vì đối trọng bê tông lơ lửng chỉ cách người tham gia giao thông vài mét.
Anh Nguyễn Văn Nam (sinh viên ĐH Phương Đông) cho biết: “Ngày nào tôi cũng đi qua đây hai, ba lần. Cứ đến chỗ công trình này lại thấy ớn ớn với những khối bê tông, sắt, thép khổng lồ lơ lửng ngay trên đầu”.
Theo quy định, cần trục tháp vận hành phải đảm bảo an toàn, tổ chức cắm biển báo giới hạn vùng nguy hiểm vật rơi do việc lắp dựng, nâng hạ. Tuy nhiên, các công trình được ghi nhận đều không có bất cứ cảnh báo nào.
Thang cần cẩu vươn dài cả chục mét với những khối bêtông, sắt, thép khổng lồ lơ lửng ngay trên đầu người dân (thang cẩu vắt ngang đường Dương Đình Nghệ).
Thang cần cẩu vươn dài cả chục mét tại đường Ba La, Hà Đông).
Một cần cẩu công trình nằm trên phố Cát Linh đang hoạt động, phần đuôi được chèn nhiều khối bê tông lớn quay ngang ra đường, treo lơ lửng trên không.
Chỉ cần một sơ xảy nhỏ, tai nạn thảm khốc hoàn toàn có thể xảy ra (cần cẩu công trình nằm trên phố Bích Câu).
Trong những năm gần đây, hàng loạt những tai nạn bất ngờ từ những chiếc cần cẩu của các công trình xây dựng bị sập, gãy rơi xuống như sự cố sập cần cẩu xảy ra trên đường Nguyễn Hữu Thọ (Linh Đàm, Hà Nội). Vụ sập cần cẩu tại công trường thi công dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội. Công trình thương mại trước cổng chợ Bến Thành (TPHCM). Ở Cần Thơ, cần cẩu đổ sập xuống ba căn nhà, rất may trong nhà không có người nên không xảy ra thương vong. Chiếc cần cẩu nặng 1.200 tấn đang nâng lô hàng ở cảng hạ lưu (Vũng Tàu) bỗng đổ ập xuống nhóm công nhân đang làm việc phía dưới làm 3 người chết, 2 người bị thương. Tại công trình số 14C Tam Trinh (Hà Nội), chiếc cẩu cũng đổ sập khiến 3 công nhân thiệt mạng... |
Nguyễn Hoan
Năng lượng Mới
-
Cuộc sống người dân Hà Nội sớm ổn định sau bão
-
Bão Yagi đổ bộ vào Hà Nội, mưa lớn khiến nhiều tuyến phố ngập cục bộ
-
Hà Nội không có chủ trương cắt điện diện rộng do ảnh hưởng của bão Yagi
-
Bão Yagi áp sát đất liền, Hà Nội gió giật đến cấp 10
-
Hà Nội sẽ dừng tàu điện trên cao nếu có gió bão mạnh quá cấp 8
-
Thủ tướng chỉ đạo 5 mục tiêu và các giải pháp cấp bách sau bão số 3
-
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
-
Kinh tế - xã hội đạt kết quả tích cực, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực
-
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Tập trung cao độ khôi phục hệ thống điện, thông tin liên lạc, đường giao thông
-
Cập nhật mới nhất về diễn biến bão số 3 (Yagi)