Từ năm 2023, Pháp cấm đồ dùng một lần tại các quán ăn nhanh
![]() |
![]() |
![]() |
Mỗi năm, các nhà hàng bán đồ ăn nhanh tại Pháp cung cấp 6 tỷ bữa ăn, gây ra lượng rác thải ước tính 180.000 tấn. (Ảnh minh họa) |
Quy định trên là một phần trong chương trình kéo dài nhiều năm của Chính phủ Pháp nhằm bảo vệ môi trường. Từ năm 2021, Pháp đã cấm sử dụng bao bì nhựa để bọc, đựng dâu tây, cốc chén và bộ dao dĩa, hộp xốp đựng thức ăn đem về.
Mỗi năm, khoảng 30.000 nhà hàng bán đồ ăn nhanh tại Pháp cung cấp 6 tỷ bữa ăn, gây ra lượng rác thải ước tính 180.000 tấn.
Tuy nhiên, quy định trên vấp phải sự chỉ trích của Liên minh Bao bì Giấy châu Âu (EPPA). Tổ chức này cho rằng hầu hết các hộp đựng sử dụng một lần đều được làm từ các vật liệu tái tạo và có tỷ lệ tái chế là 82% trên toàn Liên minh châu Âu.
Cũng theo EPPA, việc sản xuất và vệ sinh những đồ sử dụng qua nhiều lần “ngốn” nhiều nước và năng lượng hơn, do đó không đạt được mục đích bảo vệ môi trường. Trong khi đó, các nhà hàng lưu ý các thực khách thường lấy đi những chiếc cốc có thể tái sử dụng sau bữa ăn hoặc ném đĩa và dao nĩa vào thùng rác thay vì trả lại cho nhà hàng.
Từ tháng 1/2022, nước này cũng cấm sử dụng bao bì nhựa bọc các loại rau quả nhằm giảm thiểu rác thải nhựa. Cũng từ năm nay, các khu vực công cộng phải bố trí các điểm cung cấp nước để giảm thiểu việc sử dụng các chai nhựa; việc đóng gói báo chí và các ấn phẩm xuất bản khác buộc phải sử dụng vật liệu khác thay thế nhựa trong khi các nhà hàng đồ ăn nhanh sẽ phải tính phí sử dụng các đồ bằng nhựa.
G.Minh
-
[Video] Thuyền AI tự động lọc nước, bảo vệ môi trường
-
Giải pháp phát triển đô thị xanh theo hướng bền vững
-
[PetroTimesTV] Cỗ máy làm từ rác thải nhựa khai thác năng lượng thủy triều
-
[P-Magazine] Kỳ I: Ý thức giữ gìn môi trường biển của những người kỹ sư lọc dầu
-
Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050