Trung Quốc xoay xở lấp "khoảng trống" thương mại với phương Tây

13:15 | 06/09/2023

515 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Khi phương Tây đang nỗ lực giảm thiểu rủi ro cho chuỗi cung ứng bằng cách dịch chuyển dần ra khỏi Trung Quốc, quốc gia này đang tìm cách thúc đẩy thương mại ở các thị trường mới khác.
Thương mại giữa Trung Quốc và một số nước thuộc Sáng kiến Vành đai và Con đường đã tăng trong những tháng gần đây
Thương mại giữa Trung Quốc và một số nước thuộc Sáng kiến Vành đai và Con đường đã tăng trong những tháng gần đây

Tỷ trọng thương mại của Trung Quốc với Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã giảm đáng kể trong nửa đầu năm nay. Nhu cầu trên toàn cầu yếu và suy thoái kinh tế diện rộng cũng được cho là nguyên nhân khiến xuất khẩu sụt giảm, không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở các trung tâm thương mại toàn cầu lớn khác.

Để đối phó với chuỗi cung ứng toàn cầu đang thay đổi, Bắc Kinh đang tìm cách tăng cường quan hệ thương mại với các đối tác đã tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường, trong đó có các nước thuộc ASEAN.

Xuất khẩu của Trung Quốc sang các nước dọc theo các tuyến thương mại của Sáng kiến Vành đai và Con đường đã tăng 7,4% trong 7 tháng đầu năm nay, theo số liệu thống kê do Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố. Trong khi đó, xuất khẩu của Trung Quốc sang EU giảm 2,6%; xuất khẩu sang Mỹ giảm 13%.

Sự chuyển dịch này đã khiến Mexico và Canada thay thế Trung Quốc trở thành những nước xuất khẩu lớn nhất sang Mỹ trong năm nay. Và theo Bộ Thương mại Hoa Kỳ, lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc đạt khoảng 203 tỷ USD, giảm mạnh tới 25% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo rằng sự thay đổi gần đây của Trung Quốc sẽ không đủ để bù đắp tổn thất do suy giảm thương mại với phương Tây gây ra, ngay cả khi khối ASEAN củng cố vị trí là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc.

Ông Deborah Elms, người sáng lập và Giám đốc điều hành của Trung tâm Thương mại Châu Á có trụ sở tại Singapore, nhận định hầu hết hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang các thành viên ASEAN… thực sự sẽ không ở lại ASEAN. Chúng là hàng hóa trung gian để lắp ráp thành thành phẩm rồi chuyển lại Trung Quốc để xử lý lần cuối hoặc đến Mỹ và Châu Âu để bán ra thị trường.

Các thị trường mới sẽ khó bù đắp được cho sự sụt giảm thương mại giữa nước này với Mỹ và châu Âu
Các thị trường mới sẽ khó bù đắp cho sự sụt giảm thương mại của Trung Quốc với Mỹ và châu Âu

Tổng giá trị thương mại của Trung Quốc với các nước ASEAN trong tháng 6 đạt 77,4 tỷ USD, giúp khối này trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Các nước ASEAN chiếm 15,8% xuất khẩu của Trung Quốc, trong khi EU chỉ chiếm 15,5% tổng giá trị xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6.

Ông Mao Zhenhua, đồng Giám đốc Viện nghiên cứu kinh tế của Đại học Nhân dân trung Quốc cho biết trong một bài báo xuất bản vào tháng trước rằng “Chúng tôi thấy rằng các nước ASEAN đang tăng cường xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu, đồng thời tăng nhập khẩu từ Trung Quốc. Nếu điều này tiếp tục diễn ra, Trung Quốc có thể dần bị thay thế bởi các quốc gia từng đóng vai trò là trung tâm tái xuất khẩu hàng hóa.

Theo tính toán của Post từ những dữ liệu thương mại có sẵn, Hàn Quốc, Nga, Malaysia, Thái Lan, Singapore, Indonesia, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Philippines, Saudi Arabia... là những điểm đến xuất khẩu hàng đầu trong Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc.

Ông Xing Yuqing, giáo sư kinh tế tại Viện Sau đại học Quốc gia Tokyo, cho biết, xuất khẩu của Trung Quốc sang các quốc gia thuộc Sáng kiến Vành đai và Con đường có thể duy trì đà tăng trưởng hay không phụ thuộc vào khoản đầu tư của họ vào các quốc gia đó.

Theo Hải quan Trung Quốc, đã có một sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa Trung Quốc và các nước nằm trong Sáng kiến Vành đai và Con đường. Điều này đươc thể hiện rõ qua loại hàng hóa xuất khẩu. Xuất khẩu hàng hóa trung gian để sản xuất ô tô của Trung Quốc, như phụ tùng ô tô, pin lithium, các bộ phận xử lý dữ liệu... trong nửa đầu năm 2023 sang các quốc gia thuộc Vành đai và Con đường tăng lần lượt là 39,3%, 34,3% và 28,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Diễn đàn Doanh nghiệp

Kịch bản nào cho Trung Quốc khi cơn bùng nổ kinh tế 40 năm kết thúc?Kịch bản nào cho Trung Quốc khi cơn bùng nổ kinh tế 40 năm kết thúc?
Mỹ chơi “bài độc” với Trung Quốc!Mỹ chơi “bài độc” với Trung Quốc!