Trung Quốc có sẵn sàng chấp nhận phụ thuộc nhiều hơn nữa vào nguồn khí đốt của Nga hay không

10:41 | 13/05/2022

3,852 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Nguồn khí ở Sakhalin-1 từ lâu đã chật vật tìm lối thoát. Nhà điều hành và sở hữu dự án – Tập đoàn dầu khí Rosneft đã muốn bán lượng khí đốt này cho Trung Quốc trong nhiều năm, song không đạt được thỏa thuận nào.
Trung Quốc có sẵn sàng chấp nhận phụ thuộc nhiều hơn nữa vào nguồn khí đốt của Nga hay không
Đường ống khí Power of Siberia 2. Ảnh: Tư liệu.

Vào tháng 02/2022, Gazprom đã ký một thỏa thuận với Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) về việc cung cấp thêm 10 tỷ m3 khí đốt cho nước này thông qua khu vực Viễn Đông. Chưa có thông tin chi tiết nào được công bố về thời gian bắt đầu giao hàng, cơ sở tài nguyên khí đốt từ đâu, tuyến đường nào sẽ vận chuyển khí đốt… Hiện có một số nguồn khí đốt trong khu vực như ở Sakhalin-1 (nhưng không thuộc quyền kiểm soát của Gazprom) và ở Sakhalin-3, thuộc quyền kiểm soát của công ty dầu khí Gazprom Neft. Cả hai lựa chọn cung cấp trên đều không dễ dàng.

Nguồn khí ở Sakhalin-1 từ lâu đã chật vật tìm lối thoát. Nhà điều hành và sở hữu dự án – Tập đoàn dầu khí Rosneft đã muốn bán lượng khí đốt này cho Trung Quốc trong nhiều năm, song không đạt được thỏa thuận nào, cũng như việc tìm cách phá vỡ thế độc quyền xuất khẩu khí đốt bằng đường ống của Gazprom chưa thành công. Nguồn khí đốt tại dự án Sakhalin-3 cũng đã phải đối mặt với những thách thức. Dự án đã trở thành mục tiêu trừng phạt của phương Tây vào năm 2015. Kể từ đó, các kỹ sư Nga phải vật lộn với những thách thức kỹ thuật liên quan đến sản xuất khí đốt và câu hỏi đặt ra là họ có thể làm được tại thời điểm hiện nay hay không. Thực tế cho thấy, khí đốt ở Sakhalin-3 là nguồn hợp lý nhất cho hợp đồng 10 tỷ m3 khí đốt/năm mà phía Nga và Trung Quốc đã ký kết vừa qua. Chỉ có điều là chưa rõ thời điểm xuất bán nguồn khí từ Sakhalin-3.

Trung Quốc có sẵn sàng chấp nhận phụ thuộc nhiều hơn nữa vào nguồn khí đốt của Nga hay không
Bản đồ đường ống Power of Siberia 2 từ các mỏ khí miền đông và tây nước Nga sang Trung Quốc. Ảnh: Gazprom.

Dự án xuất khẩu khí đốt được đánh giá quan trọng nhất đối với Nga là đường ống Power of Siberia 2 đến Trung Quốc. Các phương án xây dựng đường ống này đã được thảo luận trong nhiều năm mà không có nhiều tiến bộ. Ý tưởng chính từ phía Nga là liên kết các mỏ khí ở Tây Siberia (hiện cung cấp cho châu Âu) với thị trường châu Á. Power of Siberia 2 sẽ cho phép nó hấp thụ được chênh lệch nguồn cung giữa các thị trường châu Âu và châu Á. Đây cũng là mục tiêu chính trong chiến lược năng lượng của Nga.

Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ, Trung Quốc đang nắm tất cả các quân bài trong các cuộc đàm phán. Và giống như dự án Power of Siberia đầu tư, các công ty Trung Quốc sẽ mang về một món lợi lớn. Điều chưa rõ là vào thời điểm này, liệu Trung Quốc có sẵn sàng thực hiện một thỏa thuận hay không. Nga có thể sẽ đưa ra các điều khoản thật hấp dẫn, song phía Trung Quốc liệu có chấp nhận để phụ thuộc nhiều hơn nữa vào nguồn khí đốt của Nga.

Viễn Đông