Trung Quốc có nguy cơ phá vỡ sự cân bằng của thị trường LNG
Eni: Bắc Phi sẽ thay thế Nga trong nguồn cung cấp khí đốt Ý |
Colombia trên bờ vực khủng hoảng khí đốt tự nhiên |
Ảnh minh họa |
Theo các thương nhân hiểu biết về vấn đề, Unipec, chi nhánh thương mại của Sinopec, đã đưa ra gói thầu mua hơn chục lô hàng cho mùa đông, ngoài những lô hàng giao đến cuối năm 2024.
Các nguồn tin cho biết, gã khổng lồ khí đốt thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc đã yêu cầu một lô hàng giao vào tháng 10, 5 lô hàng cho tháng 11 và 7 lô hàng cho tháng 12, cũng như một lô hàng mỗi tháng giao trong suốt năm 2024.
Mặc dù không rõ liệu các chuyến hàng của Unipec sẽ đáp ứng nhu cầu trong nước hay để sử dụng trong danh mục giao dịch của họ, tuy nhiên điều đó cho thấy động thái lớn của một nhà nhập khẩu quốc doanh Trung Quốc khi mua LNG từ thị trường giao ngay kể từ tháng Hai.
Nhập khẩu LNG của Trung Quốc đã giảm 20% trong năm ngoái do các hạn chế về virus và giá cao. Mặc dù khối lượng nhập khẩu LNG đã tăng trong năm nay nhưng vẫn thấp hơn mức của năm 2021.
Trong năm nay, suy thoái kinh tế tiếp tục hạn chế nhu cầu sử dụng LNG giao ngay của Trung Quốc. Nước này đã nhập khẩu 39 triệu tấn LNG trong 7 tháng đầu năm 2023.
Việc quay trở lại thị trường LNG giao ngay của nước này có thể hạn chế nguồn cung LNG cho châu Âu, khu vực đang chuyển sang sử dụng nhiên liệu siêu lạnh để thay thế ngồn cung khí đốt qua đường ống từ Nga.
Theo các giám đốc điều hành và nhà phân tích tại hội nghị Gastech ở Singapore tuần trước, rủi ro từ thời tiết lạnh giá đến các cuộc đình công và nhu cầu nhiên liệu của Trung Quốc - tất cả điều này có nguy cơ phá vỡ sự cân bằng mong manh của thị trường LNG.
Yến Anh
Bloomberg
-
Vừa làm, vừa hoàn thiện thị trường carbon trong nước
-
Doanh nghiệp Nhà nước cần được tăng cường phân cấp, phân quyền để nâng cao hiệu quả kinh doanh
-
Tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế về biển vì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững ở Biển Đông
-
Hướng tới một Cộng đồng ASEAN kết nối hơn, tự cường hơn
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” của Hà Nội