Tổng thống Philippines muốn giải quyết tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc
![]() |
Tân Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr cho rằng quan hệ giữa Manila và Bắc Kinh không chỉ giới hạn trong tranh chấp Biển Đông. (Nguồn: AFP) |
Trong cuộc họp báo gần đây, tân Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr nhấn mạnh rằng: "Quan hệ Philippines-Trung Quốc không chỉ có một phương diện. Tôi sẽ nỗ lực tìm cách giải quyết những bất đồng giữa hai nước để quan hệ song phương có thể bình thường hóa sau nhiều năm tranh chấp trên biển".
Bình luận của Tổng thống Ferdinand Marcos Jr được đưa ra trước thềm chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tới Philippines từ ngày 5-6/7. Philippines là một điểm đến của ông Vương Nghị trong chuyến công du 5 nước Đông Nam Á từ ngày 3-14/7.
Theo Tổng thống Philippines, quan hệ song phương giữa Manila và Bắc Kinh không chỉ giới hạn trong tranh chấp Biển Đông.
"Chúng ta hãy giao lưu văn hóa, trao đổi giáo dục, thậm chí là quân sự, nếu điều đó hữu ích", ông Marcos nói thêm.
Ông Marcos được cho là đang nỗ lực thúc đẩy hợp tác kinh tế với Trung Quốc, trong khi vẫn duy trì quan hệ quốc phòng với đồng minh Mỹ.
Lãnh đạo mới của Philippines từng bày tỏ ý định nâng cao quan hệ với Trung Quốc, nhưng cũng tuyên bố không thỏa hiệp trước bất kỳ mối đe dọa nào mà Bắc Kinh gây ra đối với lợi ích chủ quyền của Philippines.
Quan hệ Trung Quốc và Philippines từng căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, đặc biệt là bãi cạn Scarborough.
Nhà lãnh đạo Philippines từng tuyên bố sẽ áp dụng phán quyết năm 2016 của Tòa trọng tài thường trực (PCA) về vấn đề Biển Đông. Phán quyết năm 2016 của PCA bác bỏ yêu sách eo "đường chín đoạn" và "quyền lịch sử" Trung Quốc đơn phương đưa ra trên Biển Đông.
Theo VyVy (Báo Quốc tế)
-
Biên đội tàu sân bay Mỹ trở lại Biển Đông
-
Biển Đông: Bên trong những "cơn sóng ngầm"
-
Chuyên gia Nga: UNCLOS có giá trị chiến lược quan trọng trong vấn đề Biển Đông
-
ASEAN với giải quyết tranh chấp trên Biển Đông
-
Philippines-Trung Quốc nhất trí lập kênh liên lạc trực tiếp về Biển Đông, thúc đẩy hợp tác thăm dò dầu khí
-
Hội đàm lãnh đạo Philippines-Trung Quốc: Bắc Kinh nói "muốn thúc đẩy năng lượng tích cực cho hòa bình"
- Bên trong nhà xưởng bí mật ở Ba Lan giúp Ukraine hồi sinh vũ khí
- Ukraine thừa nhận tiền tuyến rất khó khăn, kêu gọi tăng tốc viện trợ
- Thủ tướng Scholz nêu chính sách tiếp cận 3 mũi nhọn của Đức về Ukraine
- NATO sẵn sàng cho kịch bản đối đầu trực tiếp với Nga
- Ông Trump khởi động chiến dịch tái tranh cử
- Châu Âu đã vượt qua khủng hoảng năng lượng trong mùa đông thế nào?
- Ukraine cảnh báo về chiến thuật "đánh cắp" thông tin tình báo của Nga
- Tân Thủ tướng New Zealand 'tràn trề năng lượng' với 'đặc ân và trách nhiệm lớn nhất trong cuộc đời'
- Ukraine cách chức hàng loạt quan chức cấp cao
- Điều tra viên khám xét nhà riêng Tổng thống Mỹ Biden
- Những tín hiệu hy vọng cho thế giới trong năm 2023
- Nga lên tiếng về nguy cơ Ukraine có thể tấn công Crimea bằng vũ khí Mỹ
-
Bên trong nhà xưởng bí mật ở Ba Lan giúp Ukraine hồi sinh vũ khí
-
Ukraine thừa nhận tiền tuyến rất khó khăn, kêu gọi tăng tốc viện trợ
-
Thủ tướng Scholz nêu chính sách tiếp cận 3 mũi nhọn của Đức về Ukraine
-
NATO sẵn sàng cho kịch bản đối đầu trực tiếp với Nga
-
Ông Trump khởi động chiến dịch tái tranh cử