Tổng thống Biden đã cấm nhập khẩu dầu của Nga, thừa nhận giá xăng ở Mỹ sẽ còn tăng
![]() |
Tại Nhà Trắng, hôm thứ Ba, ngày 8/3/2022, Tổng thống Biden thông báo cấm nhập khẩu dầu của Nga sang Mỹ. Ảnh:Reuters/Kevin Lamarqueu. |
Ngày 8/3/2022, ngay sau phát biểu của mình, Tổng thống Biden đã ký quyết định hành pháp về lệnh cấm. Nhà Trắng cho biết lệnh cấm đối với các giao dịch mua mới có hiệu lực ngay lập tức nhưng chính quyền đang cho phép "độ trễ" 45 ngày để tiếp tục giao hàng theo các hợp đồng hiện có.
Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng, Mỹ nhập khẩu trung bình hơn 20,4 triệu thùng sản phẩm thô và tinh chế mỗi tháng từ Nga vào năm 2021, khoảng 8% nhập khẩu nhiên liệu lỏng của Mỹ. Mỹ không nhập khẩu khí đốt của Nga.
Tổng thống Biden cho biết đã làm việc với các đồng minh ở châu Âu, là những nước phụ thuộc nhiều hơn vào dầu và khí đốt của Nga, các động thái mới nhất đã được thực hiện với sự tham vấn chặt chẽ của các đồng minh và đối tác của Mỹ trên khắp thế giới. Không giống như Mỹ, nước sản xuất dầu và khí đốt lớn, châu Âu phụ thuộc vào nhập khẩu cho 90% khí đốt và 97% sản phẩm dầu của mình, trong đó Nga cung cấp 40% khí đốt và 25% lượng dầu của châu Âu.
Giá dầu đã tăng vọt sau thông tin này, với giá dầu thô Brent chuẩn LCOc1 cho tháng 5 tăng 5,4% lên 129,91 USD/ thùng vào lúc 13h45 GMT. Lệnh cấm dự kiến sẽ khiến giá xăng dầu, vốn đã tăng cao, và lạm phát tăng vọt. Hôm thứ Ba, giá xăng bán lẻ tại Mỹ đã tăng lên mức kỷ lục mọi thời đại và giá dự kiến sẽ tiếp tục tăng khi Mỹ thực hiện lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga. Theo Hiệp hội Ô tô Hoa Kỳ (AAA), chi phí trung bình của 1 gallon xăng bán lẻ đạt 4,173 USD vào đầu ngày thứ Ba.
![]() |
Các bồn chứa dầu tại Cảng Transneft-Kozmino, gần thành phố Nakhodka, Nga. Ảnh: Yuri Maltsev/Reuters. |
Tổng thống Biden dự đoán giá sẽ tăng hơn nữa nhưng cam kết sẽ làm tất cả những gì có thể để giảm thiểu tác động đến người dân Mỹ. Nhà Trắng đã phối hợp với các nhà lãnh đạo Quốc hội Mỹ về quy trình thông qua nhanh dự luật lưỡng đảng cấm nhập khẩu năng lượng của Nga.
Tổng thống Biden cho rằng cuộc khủng hoảng nêu bật tầm quan trọng của việc chuyển đổi sang các nguồn cung cấp năng lượng sạch. Các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa hoan nghênh quyết định của Tổng thống Biden, đồng thời cũng chỉ trích các chính sách năng lượng xanh của Biden, kêu gọi chính quyền hỗ trợ sản xuất dầu và khí đốt nhiều hơn tại Mỹ.
Ngay trước tuyên bố của Tổng thống Biden, Anh đã thông báo rằng nước này sẽ loại bỏ dần việc nhập khẩu dầu và các sản phẩm dầu của Nga vào cuối năm 2022. Chính phủ Anh cho biết đang để thị trường và các doanh nghiệp có đủ thời gian để tìm các lựa chọn thay thế cho hàng nhập khẩu, vốn chiếm 8% nhu cầu. Bộ trưởng Kinh doanh và Năng lượng Anh Kwasi Kwarteng cho biết Chính phủ Anh cũng sẽ làm việc với các công ty thông qua một Nhóm Phản ứng nhanh về dầu mỏ để hỗ trợ họ tận dụng giai đoạn này tìm kiếm nguồn cung cấp thay thế.
Thanh Bình
-
Tình thế tiến thoái lưỡng nan của Ả Rập Xê-út khi giá dầu ở mức thấp
-
VPI dự báo giá xăng dầu tiếp tục tăng 0,3-1,9% trong kỳ điều hành ngày 3/4
-
Khảo sát: Lãnh đạo các công ty dầu khí mong muốn giá dầu Mỹ ở mức nào?
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 1/4: Equinor khởi động mỏ dầu Johan Castberg
-
Cú "lật kèo" của ông Trump khiến OPEC+ mất kiểm soát giá dầu?
-
Giải mã bí mật gia tộc Rothschild khuynh đảo thế giới
-
Rủi ro sau lệnh thiết quân luật ngắn ngủi, nền kinh tế Hàn Quốc thêm bế tắc trước "cơn gió mạnh" từ Mỹ và Trung Quốc
-
Dư luận quốc tế trước những diễn biến nhanh chóng ở Hàn Quốc: Nga nói đáng lo ngại, Nhật Bản sốc, Mỹ "nhẹ nhõm" khi tình hình đỡ căng
-
Người Pháp đã thăm dò và khai thác vàng bạc ở Việt Nam như thế nào?
-
Kỳ I: A. Yakovlev - “Kiến trúc sư trưởng” công cuộc cải tổ nhằm xóa sổ Liên Xô khỏi bản đồ thế giới