Tin Thị trường: Những người bán khống dầu đang gây áp lực lên thị trường

15:29 | 29/05/2023

9,108 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Cuộc đua trong lĩnh vực LNG tạo ra thị trường của người mua; Những người bán khống dầu đang gây áp lực lên thị trường...
Tin Thị trường: Những người bán khống dầu đang gây áp lực lên thị trường

Nga không cắt giảm sản lượng dầu như đã tuyên bố

Xuất khẩu dầu của Nga đã không giảm trong những tháng gần đây mặc dù nước này cam kết cắt giảm sản lượng 500.000 thùng/ngày kể từ tháng 3, một phân tích dữ liệu vận tải của Bloomberg cho thấy.

Dữ liệu theo dõi tàu chở dầu gần đây nhất cho thấy thay vì giảm, xuất khẩu dầu thô của Nga bằng đường biển đang tăng lên.

Các chuyến hàng dầu thô trung bình trong 4 tuần từ các kho cảng xuất khẩu của Nga đã tăng tuần thứ sáu liên tiếp trong tuần tính đến ngày 19/5, theo dữ liệu theo dõi tàu chở dầu do Julian Lee của Bloomberg.

Xuất khẩu dầu thô của Nga trung bình trong 4 tuần đạt gần 4 triệu thùng/ngày, tăng 15% so với xuất khẩu trong tuần đầu tiên của tháng 4. Khối lượng xuất khẩu trung bình trong 4 tuần cao nhất kể từ khi Bloomberg bắt đầu theo dõi chi tiết xuất khẩu dầu thô của Nga vào đầu năm 2022.

Nga đã thông báo việc cắt giảm 500.000 thùng/ngày sẽ kéo dài đến cuối năm 2023, nhưng dữ liệu xuất khẩu dầu thô trong những tuần gần đây không phản ánh bất kỳ sự cắt giảm nào - ngược lại, xuất khẩu dầu thô của Nga bằng đường biển đang tăng lên.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, cho đến nay Nga đã không cắt giảm sản lượng dầu 500.000 thùng/ngày như đã tuyên bố, thậm chí nước này có thể đang tìm cách tăng sản lượng để bù đắp cho doanh thu bị mất.

Cuộc đua trong lĩnh vực LNG tạo ra thị trường của người mua

Qatar đang mắc kẹt với một lượng lớn LNG và một thị trường đang thay đổi có thể không muốn tiếp nhận các sản phẩm của họ.

Vấn đề không phải là nhu cầu thấp. Vấn đề là không ai muốn ký một thỏa thuận dài hạn chốt giá LNG khi thị trường quá biến động và quá nhiều nhà khai thác năng lượng lớn khác đang thực hiện các kế hoạch đầy tham vọng của riêng họ.

Doha gần đây nhấn mạnh vào các điều khoản hợp đồng đặc biệt nghiêm ngặt với thời hạn dài, điều hiện đang khiến những người mua tiềm năng lo ngại.

Trên thực tế, Qatar không đơn độc với các dự án LNG khổng lồ của mình và một tương lai không chắc chắn cho những người mua tiềm năng. Thời điểm hiện tại, đó là thị trường của người mua đối với LNG. Ngoài sản lượng LNG khổng lồ của Qatar, các dự án khổng lồ trị giá hàng tỷ USD đang được tiến hành để thúc đẩy khai thác ở Úc, và Mỹ đang trên đà giành lại vị trí nhà xuất khẩu LNG hàng đầu thế giới, vượt qua Úc và Qatar.

Một khi tất cả những dự án lớn này đi vào hoạt động cùng thời điểm trong thập kỷ tới, thị trường sẽ tràn ngập khí đốt tự nhiên dồi dào và giá rẻ, và ba ông lớn Mỹ, Úc và Qatar có thể sẽ phải giữ giá ở mức thấp để cạnh tranh với nhau.

Các ông lớn LNG này đều đang tăng cường khai thác với kỳ vọng rằng cơn khát khí đốt tự nhiên của thị trường châu Á sẽ chưa thể thể nguôi ngoai trong những thập kỷ tới.

Những người bán khống dầu đang gây áp lực lên thị trường

Việc bán khống tràn lan đang gây nhiều áp lực lên thị trường. Theo các chuyên gia hàng hóa tại Standard Chartered, vị thế đầu cơ đối với dầu thô hiện đã quay trở lại mức cực kỳ bi quan như hồi tháng 3 bất chấp việc cắt giảm của OPEC+ có hiệu lực từ tháng này.

Thị trường dường như đang ghi nhận sự mất kết nối giữa những gì các nhà kinh tế năng lượng nhìn thấy trong dữ liệu và những gì các nhà giao dịch đầu cơ đang hành động. Giá dầu đã nhiều lần chạm mức thấp nhất nhiều năm trong hai tháng qua, và Standard Chartered suy đoán rằng sự mất kết nối có thể là kết quả của bản chất tâm lý thị trường dầu ngày càng do yếu tố vĩ mô dẫn dắt.

Tuy nhiên, các vị thế bán có thể sẽ xuất hiện trong một đợt bán khống lớn khác. Ngày càng rõ ràng rằng Ả Rập Xê-út không còn quan tâm đến sự hài lòng của Washington nữa, và liên minh OPEC+ sẽ làm bất cứ điều gì trong khả năng của mình để giữ giá dầu ở mức cao.

Mỹ và châu Âu đã kịch liệt phản đối việc cắt giảm sản lượng của OPEC+, khi chính quyền của Tổng thống Joe Biden cáo buộc Ả Rập Xê-út thông đồng với Nga và hỗ trợ cuộc chiến của họ ở Ukraine ngay sau khi OPEC+ công bố đợt cắt giảm đầu tiên.

"Bộ Ngoại giao Ả Rập Xê-út có thể cố gắng xoay chuyển hoặc làm chệch hướng, nhưng sự thật rất đơn giản. Điều này sẽ làm tăng doanh thu của Nga và làm giảm hiệu quả của các biện pháp trừng phạt", người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby cho biết trong một tuyên bố.

Tin Thị trường: EU có đồng thuận đóng cửa các đường ống dẫn khí từ Nga Tin Thị trường: EU có đồng thuận đóng cửa các đường ống dẫn khí từ Nga
Tin Thị trường: Nguồn cung dầu sẽ không bị ảnh hưởng bởi việc Tin Thị trường: Nguồn cung dầu sẽ không bị ảnh hưởng bởi việc "siết" trần giá

Bình An