Tin thị trường: làn sóng tăng giá trên thị trường spot

14:12 | 24/05/2021

1,327 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Rystad Energy ước tính sụt giảm đầu tư vào lĩnh vực E&P trong giai đoạn 2020-2021 ở mức 285 tỷ USD, tương đương 54% so với năm 2019, khi tổng mức đầu tư đạt khoảng 530 tỷ USD, trong đó năm 2020 sụt giảm 145 tỷ USD (-27%) và năm 2021 – 140 tỷ USD (26%).

Trong giai đoạn này, sụt giảm đầu tư mạnh nhất rơi vào lĩnh vực dầu đá phiến: -96 tỷ USD (giảm 39%), tiếp đến là các dự án mới/đang thực hiện trong lĩnh vực dầu truyền thống: -78 tỷ USD (giảm 28%) và -92 tỷ USD (giảm 20%). Lĩnh vực thăm dò bị cắt giảm 19 tỷ USD (-22%). Rystad Energy dự báo thậm chí đến năm 2025, khối lượng đầu tư vẫn chưa thể phục hồi hoàn toàn so với trước khủng hoảng, chỉ đạt khoảng 480 tỷ USD.

Theo ước tính sơ bộ của ngân hàng JPMorgan, trong nửa cuối năm nay, nguồn cung dầu thô Iran có khả năng tăng thêm 400.000 bpd so với sản lượng 2,8 triệu bpd hiện nay. Đầu năm 2023, con số này có thể lên tới 4,2 triệu bpd (+1,4 triệu bpd), trong vòng 18 tháng tới.

Một số các công ty lọc dầu châu Á tuần qua đã tập trung mua dầu thô trên thị trường spot, tạo ra làn sóng tăng giá nhất thời. Rongsheng Petrochemical (Trung Quốc) đặt mua 12 triệu thùng dầu thô UAE, Oman và Iraq giao hàng tháng 7, các doanh nghiệp Nhật Bản cũng đặt mua ít nhất 5 lô dầu thô Qatar, ngoài ra, Fuji Oil, PTT và Indian Oil Corp đến cuối tuần này sẽ tiếp tục đấu thầu nhập hàng tháng 7, đẩy giá thị trường dầu thô loại ESPO của Nga và các loại dầu Trung Đông lên cao.

Xuất khẩu dầu thô vào thị trường Trung Quốc giảm mạnh trong tháng 4 vừa qua, KSA vẫn giữ được vị trí dẫn đầu với khối lượng 6,47 triệu tấn, giảm 17,5% so với tháng 3, tiếp đến là LB Nga với khối lượng 6,3 triệu tấn (giảm 15,3%). Trong 3 nhà cung cấp lớn nhất, riêng Iraq đã tăng được 22,9% thị phần lên 4,45 triệu tấn. Tính chung 4 tháng đầu năm 2021, khối lượng nhập khẩu dầu thô LB Nga giảm nhẹ 2,14%. Cả năm 2020, Trung Quốc nhập khẩu tới 83,4 triệu tấn dầu từ LB Nga.

Châu Âu, dự báo nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu tăng 9% trong quý 2 và 4% trong quý tiếp theo, tỷ suất hoạt động các nhà máy lọc dầu EU quý 2 tăng 5% so với quý I lên chỉ còn thấp hơn trước khủng hoảng 15%, trong quý III tới dự báo còn -10%. Song song, tỷ suất lợi nhuận tinh chế cũng có dấu hiệu phục hồi, tuy nhiên, nhu cầu nhiên liệu hàng không hiện vẫn ở mức thấp do số lượng chuyến bay mới chỉ bằng 38% trước khủng hoảng.

Viễn Đông

Viễn Đông