Tín dụng toàn hệ thống giảm 0,18%

17:00 | 04/03/2020

367 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/2, so với cùng kỳ năm 2019, tổng phương tiện thanh toán tăng 13,06%, huy động vốn tăng 14,15%; tín dụng toàn hệ thống giảm nhẹ khoảng 0,18% so với cuối năm 2019.

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại phiên họp thường kỳ Chính phủ ngày 3/3 cho biết, thị trường tiền tệ, tín dụng cơ bản ổn định trong 2 tháng đầu năm nay.

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của ngân hàng gia tăng do khách hàng vì ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên không trả nợ đúng hạn.

tin dung toan he thong giam 018
Tín dụng toàn hệ thống giảm 0,18%

Cụ thể, ông Hùng cho biết, theo số liệu của 23 tổ chức tín dụng, ước tính có khoảng 926 nghìn tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh này, chiếm khoảng 14,27% trên tổng dư nợ của họ và chiếm khoảng 11,3% dư nợ cho vay toàn hệ thống. Trong đó, một số ngành có khả năng ảnh hưởng lớn như: Nông, lâm nghiệp, thủy sản, doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, dịch vụ lưu trú, ăn uống, thực phẩm, đồ uống, vận tải, dệt may, da giày, điện tử, điện lạnh, dầu khí, du lịch, giáo dục…

Dưới tác động của dịch bệnh, “sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn. Chính phủ thấu hiểu điều này, các ngành, các cấp phải thấu hiểu điều này để có biện pháp chỉ đạo sát hơn”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói trong phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 2. Ngay sau phiên họp, Thủ tướng sẽ ban hành Chỉ thị về các giải pháp cấp bách nhằm tháo gỡ khó khăn, duy trì sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19.

Dịch Covid-19 cùng với tác động cộng hưởng từ những yếu tố khác đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình phát triển doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn trong 2 tháng đầu năm 2020 tăng cao so với cùng kỳ (19,5%, tương ứng với 16,2 nghìn doanh nghiệp). Điều này phần nào phản ánh tâm lý thận trọng của người dân và doanh nghiệp trước những diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh.

Nhiều doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh để tái cơ cấu hoặc chờ đợi qua thời kỳ khó khăn rồi quyết định tiếp tục hoạt động hay giải thể. Một số doanh nghiệp đang cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng trong việc bỏ thêm vốn kinh doanh và mở rộng quy mô sản xuất.

P.V

tin dung toan he thong giam 018Hà Nội: Dư nợ tín dụng tăng 1,7% trong 2 tháng đầu năm
tin dung toan he thong giam 018Hà Nội: Cho vay gần 550.000 tỷ đồng theo chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp
tin dung toan he thong giam 018Tín dụng chính sách cho vay 70.000 tỷ đồng trong năm 2019

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps