Thụy Điển kích hoạt khả năng sẵn sàng chiến đấu ở biển Baltic
![]() |
Quân đội Thụy Điển trên đảo Gotland ở Biển Baltic. |
Các tàu đổ bộ của Nga được cho là đã tham gia cuộc tập trận ở phía Đông đảo Gotland hôm 25/8, khiến quân đội Thụy Điển phải tăng cường hoạt động trong khu vực.
Hồi năm 2016, Stockholm đã tái triển khai binh lính tới hòn đảo chiến lược Gotland trên biển Baltic giữa những lo ngại về các cuộc tập trận quân sự của Nga.
Mặc dù kiên quyết giữ vững quan điểm trung lập, song Thụy Điển trong những năm gần đây đã tăng chi tiêu quân sự do lo ngại tình hình an ninh suy giảm ở châu Âu.
Đảo Gotland nằm giữa biển Baltic, phía Đông Thụy Điển, mang tầm quan trọng chiến lược vì đây sẽ là một mục tiêu then chốt của Nga trong trường hợp nước này và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) xảy ra xung đột.
Bộ Quốc phòng Thụy Điển cho biết trong một thông cáo: "Các cuộc tập trận gần đây của Nga, cũng như cuộc khủng hoảng ở Belarus khiến quân đội Thụy Điển phải triển khai tàu chiến, máy bay chiến đấu cũng như các lực lượng mặt đất đến đảo Gotland".
Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Peter Hultqvis nhấn mạnh, những hành động như vậy là nhằm phản ứng trước tình hình hiện tại ở biển Baltic.
Theo ông Hultqvis, các động thái của các lực lượng vũ trang nước này ở đảo Gotland và biển Baltic là một tín hiệu cho các đồng minh của Nga và các đối tác của Thụy Điển. Cũng theo người đứng đầu Bộ Quốc phòng Thụy Điển, nước này sẽ tăng cường lực lượng trên đảo Gotland trong thời gian tới.
Bộ trưởng Hultqvis tuyên bố: "Lực lượng trên đảo Gotland sẽ bao gồm hải quân, không quân và lục quân. Mục đích của chúng tôi là làm nổi bật ranh giới chủ quyền và độc lập của Thụy Điển. Những hoạt động như vậy của chúng tôi là hoàn toàn hợp lý".
Trước đó, nhóm tác chiến Hải quân số 1 (SNMG1) của NATO đã tham gia cuộc tập trận SWENEX với Thụy Điển từ ngày 11/5 đến 21/5 tại vùng biển Skagerak và biển Baltic.
Các tàu chiến HNoMS Otto Sverdrup và FGS Rhon thuộc SNMG1 đóng vai trò là "kẻ thù mô phỏng" để lực lượng hải quân Thụy Điển diễn tập bảo vệ lãnh thổ trước hành động xâm nhập.
Bình An
Thelocal
-
Vì sao Iran chưa thể có quan hệ “sống chết có nhau” với Nga và Trung Quốc?
-
Nga - Mỹ cạnh tranh ảnh hưởng tại quốc gia giàu năng lượng Turkmenistan?
-
Xung đột Israel - Iran khiến Trung Quốc xem xét lại dự án đường ống khí đốt với Nga
-
Nga tăng cường xuất khẩu loại dầu thô được Trung Quốc ưa chuộng vào tháng 7
-
Khả năng Nga hỗ trợ Iran trong xung đột với Mỹ?
-
Bắt tay triển khai thực hiện nhiệm vụ cụ thể hóa kết quả chuyến công tác Brazil của Thủ tướng
-
Thủ tướng gặp các tập đoàn hàng đầu Brazil nhằm đẩy mạnh hợp tác kinh tế
-
Việt Nam sẽ tham gia Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng với trách nhiệm cao nhất
-
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 16 luật, pháp lệnh mới được thông qua
-
Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump điện đàm