Thực sự phát huy rộng rãi quyền làm chủ của Nhân dân
![]() |
![]() |
Đối tượng chịu sự giám sát giao nhiệm vụ cho chủ thể có quyền giám sát?
Dự án Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở được nhận định là một dự luật khó, với đối tượng tác động rất rộng, đa dạng, nhiều chủ thể, nhưng cũng là dự luật hết sức quan trọng, có ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc. Theo ĐBQH Trịnh Xuân An (Đồng Nai), cách đây 10 năm khi Ban Chỉ đạo Trung ương về thực hiện dân chủ cơ sở bàn về việc xây dựng dự án luật này, ai cũng đều thốt lên là “khó”. Bởi, phạm trù dân chủ và cơ sở đều là những vấn đề phải cân nhắc, trao đổi và có rất nhiều quan điểm. Đến hôm nay, khi trình trước Quốc hội, có thể thấy phần nào dự thảo luật đã thể hiện quan điểm của Đảng, cũng như tinh thần của Hiến pháp trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
![]() |
ĐBQH Trịnh Xuân An (Đồng Nai) phát biểu |
Trong lần đầu tiên trình Quốc hội cho ý kiến, các đại biểu Quốc hội đặt nhiều kỳ vọng, dự thảo Luật khi được thông qua sẽ phát huy rộng rãi quyền làm chủ của Nhân dân ở cơ sở; thể chế hóa đầy đủ phương châm được Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra, đó là “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
ĐBQH Sùng A Lềnh (Lào Cai) đánh giá cao bản dự thảo luật trình Quốc hội lần này, đã cụ thể hóa được nội dung "dân biết, dân bàn, dân quyết định", còn nội dung "dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng" chưa được thể hiện rõ nét. Việc phân biệt giữa "dân kiểm tra, dân giám sát" còn chưa có căn cứ, chung chung và khó xác định. Để tăng cường các hình thức dân chủ trực tiếp của người dân được nêu trong Hiến pháp, đại biểu Sùng A Lềnh đề nghị, dự thảo luật cần làm rõ hơn các quy định về nội dung, hình thức kiểm tra, giám sát, hiệu lực và các kiến nghị thực hiện sau kiểm tra, giám sát của người dân.
Cụ thể ngay trong quy định về Thanh tra nhân dân tại Chương V, ĐBQH Nguyễn Danh Tú (Kiên Giang) nêu rõ, Điều 29, Điều 32, dự thảo luật có nêu, Thanh tra nhân dân được quy định là hình thức kiểm tra, giám sát của Nhân dân thông qua Ban Thanh tra nhân dân. Nghĩa là Ban Thanh tra nhân dân có 2 nhiệm vụ: kiểm tra, giám sát. Tuy nhiên, dự thảo luật lại chỉ quy định Ban Thanh tra nhân dân có nhiệm vụ giám sát mà chưa quy định về nhiệm vụ kiểm tra - như vậy là chưa đầy đủ, thống nhất với các nội dung tại Chương I, Chương II, Chương III của dự thảo luật.
Thực tế, Thanh tra nhân dân đã được quy định trong Luật Thanh tra, nay được chuyển sang điều chỉnh tại dự thảo Luật Thực hiện dân chủ cơ sở. ĐBQH Trần Nhật Minh (Nghệ An) đồng tình với việc điều chỉnh này, để bảo đảm phù hợp với phương thức thực hiện dân chủ ở cơ sở. Tuy nhiên, về quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân tại khoản 2, Điều 59, đại biểu Trần Nhật Minh đề nghị không nên tiếp tục kế thừa quy định tại khoản 2, Điều 67 của Luật Thanh tra, đó là khi cần thiết, Ban Thanh tra nhân dân được Chủ tịch UBND cấp xã, người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước giao xác minh những vụ việc nhất định. Đại biểu Trần Nhật Minh lý giải, quy định này vô hình trung phủ định tính độc lập trong hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, biến tổ chức này thành chủ thể giúp việc cho đối tượng chịu sự giám sát và khó có thể hoạt động khách quan khi đối tượng chịu sự giám sát lại có thể giao nhiệm vụ cho chủ thể có quyền giám sát (?).
Đề nghị hết sức cân nhắc mô hình Thanh tra nhân dân, đại biểu Trịnh Xuân An thẳng thắn, chế định này vốn hoạt động hình thức và lâu nay bị "bỏ quên" trong Luật Thanh tra. Trong khi đó, dự thảo luật lại gắn Thanh tra nhân dân với Mặt trận tổ quốc, gắn Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị với Công đoàn, hoạt động của Thanh tra nhân dân phụ thuộc vào Mặt trận Tổ quốc và Công đoàn. Mặt khác, ở cơ sở xã, phường, thị trấn cũng có HĐND là cơ quan đại diện cho người dân đứng ra để giám sát, ngoài ra còn có Ban giám sát đầu tư xây dựng cơ bản. Vậy có cần thiết phải xây dựng một mô hình nhiều cơ quan để thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra? Thậm chí, chúng ta còn chưa phân biệt được giữa giám sát và kiểm tra ở cơ sở. Do vậy, đại biểu Trịnh Xuân An đề nghị cân nhắc rất kỹ. Nếu quy định như dự thảo luật hiện nay về Thanh tra nhân dân là chưa đầy đủ và sẽ tái lặp tình trạng hoạt động hình thức, không được quan tâm.
![]() |
ĐBQH Nguyễn Danh Tú (Kiên Giang) phát biểu |
Thực hiện dân chủ ở cơ sở thông qua ứng dụng công nghệ thông tin
Dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở được đánh giá là rất hiện đại, tiến bộ khi quy định công khai thông tin bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin. Cụ thể, đối với các hình thức công khai thông tin để nhân dân biết, dự thảo luật quy định “công khai thông tin qua mạng xã hội theo quy định của pháp luật, bảo đảm phù hợp với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin tại cấp xã, thôn, tổ dân phố”; “Đăng tải thông tin trên Cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của HĐND, UBND cấp xã”. Hình thức công khai này rất phù hợp.
Tuy nhiên, do việc phủ sóng các mạng viễn thông ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn khó khăn, ĐBQH Hoàng Ngọc Định (Hà Giang) đề nghị, cơ quan soạn thảo bổ sung vào trong dự thảo luật quy định: "Ở những nơi không thể áp dụng các hình thức công khai thông tin quy định tại các điểm b, điểm g khoản 1 Điều 10 của Luật thì được thay thế bằng các hình thức công khai khác phù hợp" nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các tầng lớp nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số biết được các thông tin và tham gia góp ý, quyết định thực hiện và giám sát việc thực hiện.
Cùng quan điểm, ĐBQH Bố Thị Xuân Linh (Bình Thuận) cho biết thêm, công khai thông tin qua Zalo, Facebook, Viber chỉ áp dụng đối với người dân sử dụng điện thoại thông minh. Vì vậy, nên có thêm hình thức công khai bắt buộc như niêm yết công khai thông tin tại trụ sở HĐND, UBND, nhà văn hóa thôn, tổ dân phố và điểm sinh hoạt cộng đồng. Ngoài ra, tùy theo điều kiện ở địa phương có thể lựa chọn hình thức để tuyên truyền công khai đến người dân cho phù hợp như qua loa truyền thanh, thông qua các cuộc họp, làm sao để cho thông tin đến người dân hiệu quả nhất. Đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số việc công khai thông tin rất cần thiết để cho đồng bào được biết, bàn, quyết định thực hiện và giám sát việc thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào dân tộc thiểu số đọc, nghe, hiểu và nắm bắt được các thông tin, do vậy cần bổ sung hình thức công khai thông qua chữ viết, tiếng nói bằng tiếng dân tộc của đồng bào dân tộc.
Là dự luật rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày của người dân, cũng như trong tổ chức thực hiện các hoạt động tại cơ sở, đại biểu Bố Thị Xuân Linh mong muốn, cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát công phu và kỹ lưỡng hơn nữa, để dự Luật khi được thông qua thực sự phát huy quyền làm chủ của Nhân dân và khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và là sản phẩm hội tụ kết tinh ý Đảng, lòng dân.
Theo Anh Thảo/ Báo điện tử Đại biểu Nhân dân
- [PetroTimesMedia] 10 điểm mới trong Luật Dầu khí sửa đổi năm 2022
- Thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi)
- Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020
- Thực sự phát huy rộng rãi quyền làm chủ của Nhân dân
- Các biện pháp bảo vệ trẻ em cần ở mức độ cao hơn và sớm hơn
-
Quốc hội thông qua Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở với tỷ lệ tán thành 88,96%
-
Ngày 10/11: Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển KT - XH năm 2023
-
Tuần từ 7 - 11/11: Quốc hội thông qua Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và một số luật, nghị quyết quan trọng
-
Tạo cơ chế để người lao động tại doanh nghiệp thực hiện quyền dân chủ
-
Tạo mọi điều kiện để người dân phát huy quyền làm chủ
-
Thủ tướng: 3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm
-
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025
-
Thủ tướng: Chúng ta đang nắm trong tay trách nhiệm và sứ mệnh vẻ vang trước mối đe dọa lớn nhất với hành tinh
-
Doanh nghiệp nhà nước nộp gần 400 nghìn tỷ đồng vào ngân sách năm 2024, đẩy mạnh chuyển đổi số
-
Quảng Ngãi và Kon Tum họp bàn việc sáp nhập, trình Trung ương trước tháng 5