Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành Dự án Tổ hợp Hóa dầu miền Nam
Chiều ngày 26/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự lễ khánh thành Cụm cảng - Bồn bể chuyên dụng và Nhà máy tiện ích trung tâm của Dự án Tổ hợp Hóa dầu miền Nam (LSP) có tổng vốn đầu tư hơn 5 tỷ USD tại tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.
Tại sự kiện, Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn, đánh giá cao nhà đầu tư, địa phương, các bộ, ngành đã vượt qua khó khăn, nhất là đại dịch Covid-19 để khánh thành các hạng mục quan trọng hôm nay.
Nhấn mạnh vai trò của dự án, Thủ tướng cho rằng, cùng với Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn (ở miền Bắc) và Dung Quất (ở miền Trung), hiện đáp ứng 70% nhu cầu xăng dầu cả nước, Tổ hợp Hóa dầu miền Nam khi đi vào vận hành sẽ góp phần giúp Việt Nam tự chủ về nguồn cung xăng dầu.
![]() |
Thủ tướng Phạm Minh Chính ấn nút khánh thành Cụm cảng - Bồn bể chuyên dụng và Nhà máy tiện ích trung tâm của Dự án Tổ hợp Hóa dầu miền Nam. Ảnh VGP |
Tuy nhiên, theo Thủ tướng, công việc trước mắt còn nhiều. Nhà đầu tư, địa phương, các cơ quan Trung ương cần tiếp tục phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai dự án với phương châm "đã nói thì phải làm, đã cam kết thì phải thực hiện, thực hiện thì phải có hiệu quả". Hiệu quả là phải bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng; lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ và "tất cả các bên cùng thắng".
Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc SCG, chủ đầu tư của Tổ hợp Hóa dầu miền Nam.
Báo cáo với Thủ tướng về tiến độ dự án, ông Roongrote Rangsiyopash cho biết, sẽ vận hành thương mại tổng thể dự án vào giữa năm 2023.
Được biết, Cụm cảng - Bồn bể chuyên dụng và Nhà máy tiện ích trung tâm của Dự án Tổ hợp Hóa dầu miền Nam (LSP) được khởi công xây dựng tháng 2/2018 nằm trong khu công nghiệp Dầu khí Long Sơn (xã Long Sơn, TP. Vũng Tàu) do Tập đoàn SCG (Thái Lan) làm chủ đầu tư.
Đây là tổ hợp hóa dầu tích hợp đầy đủ đầu tiên tại Việt Nam bao gồm một nhà máy cracking nguyên liệu hỗn hợp có quy mô công suất tầm cỡ thế giới và các nhà máy sản xuất hạ nguồn cùng các hạng mục phụ trợ đều sử dụng các công nghệ tiên tiến và hiện đại trên thế giới hiện nay.
Khi đưa vào hoạt động, dự án giúp thay thế và giảm dần việc nhập khẩu các sản phẩm hóa dầu, cung cấp nguồn nguyên-nhiên liệu quan trọng cho các ngành công nghiệp sản xuất nội địa, tạo ra sức lan tỏa lớn để các ngành công nghiệp, từ hóa dầu đến ô tô, điện tử… tại Bà Rịa - Vũng Tàu và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; đồng thời tạo ra cơ hội xuất khẩu các mặt hàng hóa dầu, giúp Việt Nam có mặt trên bản đồ các nước xuất khẩu sản phẩm hóa dầu.
Theo ông Tharna Sanee, Tổng Giám đốc LSP, trải qua 4 năm thi công xây dựng đến nay, tiến độ tổng thể của dự án đã đạt 97%, giải ngân được 4,4 tỷ USD. Trong đó, các hạng mục Cảng Hydrocarbon, Khu bồn bể chứa và Nhà máy tiện ích trung tâm được hoàn thành đưa vào sử dụng kết nối thành Cụm cảng - Bồn bể chuyên dụng và Nhà máy tiện ích trung tâm với tổng mức đầu tư lên tới 1,1 tỷ USD.
Theo Báo Công Thương
-
Thủ tướng: Việt Nam thuộc nhóm 6 quốc gia được Mỹ ưu tiên đàm phán thương mại
-
Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen cho hãng hàng không Vietjet về thành tích tham gia cứu nạn, cứu hộ giúp nước bạn Myanmar
-
Lãi suất ngân hàng giảm nhanh sau chỉ đạo "nóng" của Thủ tướng
-
Sử dụng đòn bẩy ngân hàng để khai thác tiềm năng và cơ hội trong phát triển đất nước
-
Toàn cảnh lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Quảng trường Đỏ
-
Chủ tịch nước Lương Cường: Cải cách tư pháp phải gần dân, sát dân, bảo vệ dân
-
Hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, thu hút đầu tư
-
Nga duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng
-
[VIDEO] Việt Nam - Azerbaijan nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược