Thổ Nhĩ Kỳ muốn gia nhập BRICS

06:57 | 02/08/2018

362 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ngày  1/8, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan bày tỏ mong muốn gia nhập tổ chức BRICS. Ankara (thành viên NATO) có cơ hội tham gia BRICS và tác động địa chính trị nếu điều đó xảy ra như thế nào? Báo Vzgliad phân tích.  
tho nhi ky muon gia nhap brics
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tham gia thượng đỉnh BRICS tại Nam Phi với tư cách khách mời

Nhật báo Hürriyet Daily News của Thổ Nhĩ Kỳ dẫn phát biểu của Tổng thống Erdogan cho biết ông sẵn sàng tham gia nhóm BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi).

"Chúng tôi là một phần của nhóm G20, trong đó có năm quốc gia trên. Tôi muốn họ nghiên cứu các bước cần thiết để cho phép chúng tôi tham gia nhóm BRICS”, lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ nói. Ông nói thêm: "Nếu quí vị chấp nhận chúng tôi, nhóm sẽ được gọi là BRICST". Theo người đứng đầu nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ, các thành viên của BRICS đã phản ứng tích cực với đề xuất này.

"Đặc biệt, Trung Quốc đã nói rằng họ tán đồng việc mở rộng BRICS", ông Recep Erdogan cho biết. Theo ông, việc Ankara gia nhập BRICS sẽ mở ra nhiều cơ hội cho quan hệ kinh tế, đầu tư và phát triển.

Một vài năm trước đây, Argentina cũng đã bày tỏ mong muốn tham gia BRICS.

Việc ông Erdogan được mời đến dự hội nghị thượng đỉnh hằng năm lần thứ 10 của BRICS ở Johannesburg là bằng chứng cho thấy có khả năng như vậy.

Mặt khác, Tổng thống Nga Vladimir Putin tại hội nghị thượng đỉnh BRICS vừa qua nói rằng hiện tại chưa phải là lúc bàn tới việc mở rộng BRICS. Nhưng như thế không có nghĩa là Thổ Nhĩ Kỳ hoàn toàn không có cơ hội gia nhập nhóm này. "Tại thời điểm này, chúng tôi không có ý định tăng số lượng thành viên BRICS vì nhóm đang hoạt động hiệu quả. Nhưng điều đó không có nghĩa là tổ chức này đã đóng cửa hoàn toàn với bên ngoài”, người đứng đầu nhà nước Nga nói.

Hiện tại, không có qui định rõ ràng về các nguyên tắc và thủ tục để mở rộng BRICS, cũng như yêu cầu và nghĩa vụ gì cho một thành viên mới.

Về mặt địa chính trị, không một quốc gia nào trong khu vực có thể thay thế Thổ Nhĩ Kỳ, vì vậy sự gia nhập của Ankara vào BRICS cùng với trục Nga-Trung Quốc sẽ là một cú sốc địa chính trị nghiêm trọng đối với châu Âu và Mỹ, theo báo Vzgliad.

Nhóm BRICS là gì? Mục tiêu địa chính trị của nhóm là tạo ra một trật tự thế giới đa cực để đối trọng với thế giới đơn cực do Hoa Kỳ dẫn đầu. Đây không phải là một câu chuyện về nền kinh tế quốc gia của mỗi nước riêng biệt, đó là một nỗ lực của các nước đang phát triển để được lắng nghe trên sân khấu thế giới, đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại và thu hút đầu tư.

Để đối trọng với Quĩ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới, các định chế phục vụ cho Mỹ và EU nhằm tăng cường ảnh hưởng đối với các nước khác, BRICS đã tạo cấu trúc của riêng mình - Ngân hàng Phát triển Mới.

Nh.Thạch

AFP

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc