Tháng 5, lạm phát tiếp tục chịu áp lực do giá xăng tăng
![]() |
![]() |
![]() |
Xăng dầu tăng giá là nguyên nhân chính cho lạm phát tháng 4. CPI của nhóm ngành Giao thông Vận tải (GTVT) tăng 4,29% do giá xăng dầu trong nước tăng trung bình 9,9% so với tháng trước và nhu cầu đi lại cao trong 2 đợt nghỉ lễ trong tháng 4, đóng góp 0,4 điểm % cho CPI tháng 4.
Ngoài giá xăng dầu, việc giá điện, gas và sách giáo khoa tăng giá cũng là các yếu tố khác đóng góp cho mức CPI của tháng 4. Mặt khác, giá thịt heo giảm 3,1% do ảnh hưởng từ dịch tả lợn châu Phi và giá rau quả giảm nhờ nguồn cung dồi dào, giúp phần nào hạn chế lạm phát.
![]() |
Lạm phát tiếp tục chịu áp lực trong tháng 5 do giá xăng tăng |
Các chuyên gia cho rằng, lạm phát sẽ tiếp tục chịu áp lực trong tháng 5 do 2 đợt điều chỉnh tăng của giá xăng dầu trong nước diễn ra ngày 17/4 và 2/5.
Ngày 2/5, Liên Bộ Công Thương - Tài chính tiếp tục tăng giá xăng dầu trong nước. Đây là là đợt điều chỉnh tăng thứ ba liên tiếp. Theo đó, sau 3 kỳ tăng, giá bán lẻ xăng E5 RON92 đã tăng tổng cộng 3.564 đồng/lít; xăng RON95 tăng 3.642 đồng/lít. Liên Bộ Công Thương - Tài chính cũng quyết định giảm sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu (hiện đang âm 355 tỷ đồng tính đến ngày 2/5 so với mức dương 1,91 nghìn tỷ đồng vào ngày 1/1).
Mai Phương
-
VPI dự báo giá xăng đảo chiều tăng 1,2 - 1,9% trong kỳ điều hành ngày 15/5
-
Giá dầu hôm nay (13/5): Dầu thô tiếp tục leo dốc
-
Goldman Sachs dự đoán việc tăng sản lượng của OPEC+
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 13/5: Thu nhập giảm tại các công ty dầu mỏ lớn
-
Tin Thị trường: Giá dầu thế giới hôm nay bật tăng