Thần tiễn thủ Hậu Nghệ

08:39 | 29/03/2019

11,724 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Sau khi Hạ Khải lên làm vua, có một bộ lạc là Hữu Hộ thị không phục, đem quân chống lại. Giữa Khải và bộ lạc Hữu Hộ thị xảy ra chiến tranh. Sau, Khải tiêu diệt bộ lạc Hữu Hộ thị và biến tù binh thành nô lệ chăn nuôi gia súc. Những bộ lạc khác thấy vậy, không ai dám phản kháng nữa.

Hạ Khải chết, con là Thái Khang nối ngôi, Thái Khang là một ông vua ngu tối không chăm lo gì đến chính sự, chỉ ham săn bắn. Có lần, Thái Khang dẫn tùy tùng đi săn ở Nam ngạn Lạc Thủy, càng săn càng mê mải, hơn một trăm ngày không trở về.

Lúc đó, ở hạ du Hoàng Hà có tộc Di, thủ lĩnh bộ lạc tên là Hậu Nghệ, có dã tâm lớn, muốn giành quyền lực của Hạ Vương. Thấy Thái Khang đi săn vắng, Hậu Nghệ nắm lấy thời cơ, dẫn quân đóng giữ tại bờ bắc Lạc Thủy. Tới khi Thái Khang mang theo nhiều thú vật săn được, hớn hở về tới Lạc Thủy thì gặp quân Hậu Nghệ chắn giữ, ngăn mất đường về. Thái Khang không còn cách gì, đành phải sống lưu vong, Hậu Nghệ vẫn chưa dám xưng vương, bèn lập người anh em của Thái Khang là Trọng Khang làm Hạ vương và nắm thực quyền trong tay.

than tien thu hau nghe

Theo truyền thuyết Trung Quốc, Hậu Nghệ sống trên thượng giới, có vợ là Hằng Nga, hai người bị Ngọc Hoàng đày xuống hạ giới làm kiếp con người. Sau đó Hằng Nga uống thuốc của Tây Vương Mẫu nên phải bay lên mặt trăng.

than tien thu hau nghe

Hậu Nghệ là tay thiện xạ thường bắn trăm phát trúng cả trăm. Thần thoại kể rằng, thời cổ trên không có tới mười mặt trời, mặt đất nóng như thiêu, làm cháy hết hoa màu. Mọi người xin Hậu Nghệ nghĩ cách giải quyết. Hậu Nghệ liền giương cung bắn luôn mấy phát, làm chín mặt trời rụng xuống, chỉ để lại một mặt trời như ngày nay. Vì vậy, khi hậu trên trái đất trở nên ôn hòa, không còn khô hạn nữa. Lại nói thời cổ, trên các dòng sông có nhiều thủy quái, thường gây nên sóng gió tạo thành thủy tai, làm ngập hết hoa màu, nhấn chìm người và gia súc. Hậu Nghệ lại dùng cung tên, bắn giết hết quái vật, mang lại cho dân cuộc sống yên bình. Nhưng thần thoại đó chứng tỏ tài bắn cung của Hậu nghệ rất cao cường, được mọi người công nhận. Lúc đầu, Hậu Nghệ chỉ giữ vai trò trợ thủ cho Trọng Khang. Tới khi Trọng Khang chết, ông ta liền đuổi con Trọng Khang là Tướng đi giành lấy vương vị của triều Hạ. Hậu Nghệ ỷ vào tài bắn cung, cũng tác uy tác phúc, chỉ mải mê chơi bời săn bắn như Thái Khang, giao hết chính sự quốc gia cho người thân tín là Hàn Tróc. Hàn Tróc có âm mưu riêng, ngấm ngầm mua chuộc lòng người. Một lần, Hậu Nghệ đi săn về, bị Hàn Tróc sai người đến giết đi.

Những tranh tượng đa dạng về truyền thuyết “Hậu Nghệ xạ nhật” (Hậu nghệ bắn mặt trời)

than tien thu hau nghe

than tien thu hau nghe

than tien thu hau nghe

than tien thu hau nghe

Giết Hậu Nghệ rồi, Hàn Tróc cướp ngôi. Vì sợ tộc Hạ tranh đoạt, Hàn Tróc liền tìm cách bắn giết Tướng, con của Trọng Khang. Tướng chạy đến đâu cũng bị Hàn Tróc sai người đuổi tới đó. Cuối cùng, Hàn Tróc bắt và giết được Tướng. Lúc đó, vợ Tướng đang có mang, bị Hàn Tróc lùng bắt gắt gao quá, liền trốn về nhà mẹ đẻ ở bộ lạc Hữu Nhưng, sinh được một con trai, đặt tên là Thiếu Khang.

Khi Thiếu Khang lớn lên, làm nghề chăn nuôi gia súc cho nhà họ ngoại. Nghe tin, Hàn Tróc lại sai người lùng bắt, Thiếu Khang phải trốn đến chỗ con cháu của Thuấn là Hữu Ngu.

Thiếu Khang lớn lên trong hoàn cảnh gian khổ nên rèn luyện được sức khỏe và tài năng. Ông chiêu tập được nhiều người ở họ Hữu Ngu, bắt đầu tổ chức được đội ngũ. Sau đó, nhờ sự giúp đỡ của các đại thần và các bộ lạc trung thành với nhà Hạ, đã tổ chức đánh lại Hàn Tróc, giành lại được ngôi vua.

Triều Hạ từ Thái Khang đến Thiếu Khang, trải qua khoảng 100 năm hỗ chiến mới khôi phục được. Lịch sử gọi đó là “Thiếu Khang trưng hưng”.

Thiếu Khang diệt được Hàn Tróc, nhưng cuộc đấu tranh giữa các tộc Hạ và tộc Di vẫn chưa kết thúc. Tộc Di có nhiều xạ thủ giỏi, cung tên của họ rất lợi hại. Sau, con của Thiếu Khang là Trữ nối ngôi, nên đã chiến thắng được tộc Di. Thế lực triều Hạ lại phát triển sang phía đông.

Lan Như (st)