Tập đoàn điện lực lớn nhất Bồ Đào Nha tái cơ cấu
Tập đoàn Bồ Đào Nha đã quyết định đẩy nhanh "chương trình tái cơ cấu tài sản" của mình, sẽ mang lại khoảng 4 tỷ euro, và những tháng tới sẽ bán các khoản đầu tư được phi chiến lược, bao gồm các nhà máy nhiệt điện ở Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, với giá hơn 2 tỷ euro.
EDP đã sửa đổi kế hoạch phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là ở Mỹ, Brazil và châu Âu, tập đoàn này cho biết trong kế hoạch chiến lược cho giai đoạn 2019-2022 trình bày trước các nhà đầu tư và giới truyền thông ngày 12/3.
Cho đến năm 2022, các khoản đầu tư hàng năm của EDP sẽ đạt 2,9 tỷ euro, so với 1,8 tỷ euro đã được lên kế hoạch trước đó.
Gần 75% số tiền này sẽ được phân bổ cho các dự án năng lượng sạch, do đó tỷ lệ năng lượng tái tạo trong sản xuất điện của tập đoàn đạt 90% vào năm 2030, so với 66% hiện nay, CEO của tập đoàn EDP Antonio Mexia giải thích.
Tối 11/3, EDP đã công bố lợi nhuận ròng năm 2018 giảm 53% xuống còn 519 triệu euro, do tác động của các biện pháp pháp lý và thuế ở Bồ Đào Nha.
Trong năm 2018, tập đoàn này lỗ 18 triệu euro trong hoạt động tại Bồ Đào Nha, lần đầu tiên kể từ khi bắt đầu quá trình tư nhân hóa EDP năm 1997.
Trong khi đó, công ty con chuyên về năng lượng tái tạo, EDP Renovaveis, của tập đoàn này đã ghi nhận lợi nhuận tăng 14% lên tới 313 triệu euro.
EDP, tập đoàn năng lượng lớn nhất Bồ Đào Nha, hiện đang là mục tiêu của một cổ đông lớn nhất, công ty nhà nước Trung Quốc Three Gorges (CTG). CTG muốn kiểm soát hoàn toàn tập đoàn này.
H.Phan
AFP
-
Bản tin Năng lượng xanh: Equinor hủy bỏ các kế hoạch điện gió ngoài khơi quan trọng vì chi phí tăng cao
-
Bản tin Năng lượng xanh: Bồ Đào Nha có kế hoạch nâng tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tiêu thụ điện lên 93% vào năm 2030
-
Côn Đảo sẽ hòa điện lưới quốc gia bằng cáp ngầm vượt biển
-
Tăng cường phối hợp bảo đảm nhiên liệu cho sản xuất điện
-
Bản tin Năng lượng xanh: Chính phủ mới của Bồ Đào Nha cam kết phát triển năng lượng gió ngoài khơi