Tại sao năng suất lao động Việt Nam thấp?

21:20 | 26/09/2018

518 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Sáng ngày 26/9, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), với sự hỗ trợ của Viện Konrad – Adenauer Stiftung (KAS)​ đã được tổ chức chương trình Đối thoại Chính sách "Tăng năng suất lao động cho Việt Nam".

Gần đây, nhiều chuyên gia đưa ra nhận định tăng trưởng năng suất lao động Việt Nam vẫn ở dưới mức cần thiết để đạt mục tiêu tăng trưởng nhanh và bền vững. Chỉ có nâng cao năng suất lao động, Việt Nam mới có thể vượt qua bẫy thu nhập trung bình, cơ cấu lại các ngành công nghiệp và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

tai sao nang suat lao dong viet nam thap
Phó giáo sư - TS Nguyễn Đức Thành trình bày nghiên cứu về năng suất lao động của Việt Nam.

Vì lý do đó, năng suất lao động trở thành mối quan tâm đặc biệt của Chính phủ trong những năm gần đây. Năm 2019 đang được đề xuất là năm năng suất lao động của Việt Nam.

Theo PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có xu hướng suy giảm sớm, trong khi thu nhập bình quân đầu người vẫn còn ở mức rất thấp. Sự sụt giảm trong năng suất lao động là nguyên nhân làm giảm sút tăng trưởng GDP của Việt Nam, từ sau các năm từ 2003 - 2013.

Mặc dù duy trì được tốc độ tăng trưởng tương đối cao, nhưng năng suất lao động của Việt Nam vẫn ở mức thấp khi so sánh với năng suất lao động bình quân của các nhóm quốc gia phân chia theo thu nhập. Năm 2017, năng suất lao động của Việt Nam gấp 2 lần năng suất lao động trung bình của nhóm nước thu nhập thấp, bằng hơn 50% nhóm nước thu nhập trung bình thấp và bằng 18,3% nhóm các nước thu nhập trung bình cao.

Năng suất lao động của Việt Nam thấp nhất khi so sánh với các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Philippines, Malaysia và Campuchia.

Năng suất lao động của Việt Nam xếp sau Campuchia ở 3 ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; xây dựng; vận tải kho bãi và truyền thông. Tuy nhiên, năng suất lao động của Việt Nam cao hơn nhiều quốc gia ở 3 nhóm ngành khai mỏ và khai khoáng; tài chính bất động sản và dịch vụ văn phòng cũng như dịch vụ cộng đông xã hội, cá nhân.

“Trong giai đoạn từ 2008 - 2016, các ngành kinh tế vẫn suy trì năng suất lao động cao là khai khoáng, sản xuất điện và phân phối điện, khí, hoạt động tài chính ngân hàng và bảo hiểm, hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ, hoạt động kinh doanh bất động sản và cung cấp nước. Các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có năng suất lao động chưa cao, ngành nông nghiệp, nông lâm thủy ản vẫn nằm trong số các ngành có mức năng suất lao động thấp nhất nền kinh tế”, ông Thành nói.

Theo quan điểm của PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, hiệu ứng dịch chuyển vẫn có đóng góp lớn vào tăng trường năng suất lao động với hiệu ứng nội ngành. Hiệu ứng tương tác làm giảm tăng trưởng năng suất không nằm ngoài quy luật, vì việc dịch chuyển lao động nhanh từ ngành có năng suất lao động thấp lên cao làm giảm năng suất ở ngành có năng suất lao động cao.

PGS.TS. Nguyễn Đức Thành nhấn mạnh: “Nếu Việt Nam có thể mở rộng thị trường quốc tế nhanh hơn nữa cho các ngành có năng suất lao động cao thì hiệu ứng này sẽ bớt ảnh hưởng, giống như trường hợp của Trung Quốc”.

tai sao nang suat lao dong viet nam thap Năng suất lao động Việt Nam vẫn còn thấp
tai sao nang suat lao dong viet nam thap Tăng năng suất lao động là xu thế tất yếu
tai sao nang suat lao dong viet nam thap Nút thắt năng suất lao động
tai sao nang suat lao dong viet nam thap Sáng tạo, đổi mới là chìa khóa nâng cao năng suất lao động

Bùi Công