Tác động của dịch Covid-19 đối với bệnh nhân mắc ung thư và các bệnh lý truyền nhiễm khác
![]() |
![]() |
![]() |
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tiến hành khảo sát trên nhiều nước cho thấy 77,5% bệnh nhân ung thư bị gián đoạn hoặc chậm trễ điều trị trong thời gian dịch bệnh, việc gián đoạn này trải dài từ giai đoạn chẩn đoán, điều trị đến tái khám và ảnh hưởng đến tất cả các phương pháp điều trị như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị… Nguyên nhân do nhiều yếu tố gây ra từ các biện pháp chống dịch như cách ly, phong tỏa, giãn cách xã hội đến tâm lý lo sợ dịch bệnh hoặc tài chính cạn kiệt của bệnh nhân, thiếu hụt các trang thiết bị, thuốc đặc trị do đứt gãy nguồn cung cấp, thiếu phương tiện vận chuyển… và một nguyên nhân quan trọng nữa là thiếu hụt nhân viên y tế trong thời gian dịch bệnh.
Tỷ lệ nhập viện của bệnh nhân ung thư giảm 30% so với trước dịch bệnh, các nghiên cứu liên quan đến ung thư cũng giảm 65%, 79% bệnh viện hoặc trung tâm điều trị bị gián đoạn hoặc khó khăn trong việc bảo hành trang thiết bị hoặc duy trì nguồn thuốc đặc trị, 36% trường hợp phải thay đổi phác đồ hóa trị do nguồn cung hạn chế. Khảo sát này được thực hiện phần lớn tại các nước phát triển như Mỹ, Pháp, Ý… chỉ có 2 nước châu Á là Indonesia và Ấn Độ, do đó tình hình tại các nước đang phát triển chắc chắn sẽ tệ hơn.
![]() |
Đo nhiệt độ, khai báo y tế khi đến khám bệnh tại các bệnh viện - Ảnh minh họa |
Một báo cáo từ Quỹ Toàn cầu (The Global Fund) khi tiến hành khảo sát tại các nước châu Phi và châu Á cho thấy các bệnh truyền nhiễm như HIV, lao, sốt rét cũng bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch Covid-19, theo đó số xét nghiệm HIV giảm 41%, phát hiện và điều trị lao giảm 59%, số bệnh nhân được chẩn đoán sốt rét giảm 31% và số lượt khám tiền sản giảm 43% so với trước đại dịch. Một đợt sóng ngầm đã hình thành và gia tăng theo mức độ của dịch Covid-19.
Tại Việt Nam chưa có thống kê chính thức nhưng có thể thấy tình trạng bệnh nhân ngại đi khám bệnh, một số bệnh viện lớn bị phong tỏa do dịch bệnh, các thuốc đặc trị nhất là các thuốc nhập khẩu đôi khi bị thiếu hụt, hàng loạt cơ sở kinh doanh ngừng hoạt động… đều tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến khả năng điều trị và tuân thủ của bệnh nhân.
Như vậy chúng ta thấy rằng, đại dịch Covid-19 đã và đang gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho toàn bộ hệ thống bao gồm xã hội, kinh tế và nhất là y tế. Gánh nặng cho nhân viên y tế sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới, không chỉ do virus mà còn do các bệnh lý khác như ung thư, các bệnh truyền nhiễm và các bệnh lý khác.
Chìa khóa hiện nay là dựa vào vaccine và các chuyên gia đang lựa chọn vaccine phù hợp. Tuy nhiên, về lâu dài thì việc phát triển hệ thống y tế đồng bộ tại nhiều địa phương sẽ giúp chúng ta đứng vững nếu chẳng may có vài “thành trì” bị cô lập như thời gian qua.
BS. Nguyễn Triệu Vũ - Trưởng khoa Ung bướu Bệnh viện Thành phố Thủ Đức
- Tử vi tuần mới (14-20/4/2025): Tuổi Hợi vận may tài lộc, tuổi Sửu cơ hội thăng tiến
- Tử vi tuần mới (7-13/4/2025): Tuổi Mùi hạnh phúc vẹn tròn, tuổi Mão công danh sáng rõ
- Tử vi tháng 4/2025: Tuổi Ngọ sự nghiệp khởi sắc, tuổi Thân vượng vận đào hoa
- Tử vi tuần mới (31/3-6/4/2025): Tuổi Tý tài lộc vượng phát, tuổi Dậu quý nhân trợ vận
- Tử vi tuần mới (24-30/3/2025): Tuổi Sửu nỗ lực không ngừng, tuổi Dần tài lộc bội thu
- Việt Nam tăng hạng vượt bậc về chỉ số hạnh phúc
- Tử vi tuần mới (17-23/3/2025): Tuổi Thân tài chính khởi sắc, tuổi Dậu sự nghiệp thuận lợi
- Tử vi tuần mới (10-16/3/2025): Tuổi Tý chuyển biến tích cực, tuổi Thìn công danh khởi sắc