Một năm sau xung đột ở Ukraine:

Sự ủng hộ quốc tế với Nga hiện giờ ra sao?

06:45 | 13/03/2023

1,293 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Kể từ khi khởi động chiến dịch quân sự đặc biệt, sự ủng hộ công khai hay không với Nga từ nhiều nơi trên thế giới đang có xu hướng tăng. Đặc biệt là các quốc gia trung lập và từ chối tham gia vào “trục chống Nga” do phương Tây thiết lập, theo phân tích của một công ty nổi tiếng tại Anh.
Sự ủng hộ quốc tế với Nga hiện giờ ra sao?

Theo phân tích của nhóm dự báo toàn cầu Economist Intelligence Unit (EIU), một công ty Anh thuộc sở hữu của The Economist Group, công ty cung cấp dịch vụ dự báo và tư vấn cho khách hàng quốc tế, ngày càng có nhiều quốc gia đứng về phía Nga.

Theo nghiên cứu, kể từ năm ngoái, sự ủng hộ với Nga không thay đổi nhiều đối với các nước phương Tây và thân phương Tây. Theo EIU, những nước này đại diện cho khoảng 36% dân số thế giới. Số lượng các quốc gia trung lập (không đồng tình và không phản đối xung đột tại Ukraine của Nga) tăng từ 26 lên 35 (hiện chiếm gần 31% dân số thế giới). Các nhà phân tích Anh cho biết một số quốc gia trước đây liên kết với phương Tây, bao gồm Colombia, Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar - đều đã tham gia vào danh sách các quốc gia trung lập, chính phủ các nước này đang tìm kiếm lợi ích kinh tế bằng việc hợp tác với cả hai bên tham chiến. Tuy nhiên, Nga và Trung Quốc đang gia tăng thu hút các quốc gia không liên kết và trung lập theo hướng có lợi cho họ.

Theo Agathe Demarais, Giám đốc điều hành dự báo tại EIU, "Nga và Trung Quốc làm rõ cho các quốc gia trung lập những nghi hoặc về tác động của các lệnh trừng phạt đối với Nga, đồng thời khơi dậy lòng thù hận từ các vùng thuộc địa cũ. Chúng tôi tin rằng cả hai nước sẽ tăng cường các nỗ lực này trong những năm tới, đặt ra nhiều thách thức cho ngoại giao phương Tây, vốn vẫn chưa nắm bắt được toàn bộ khó khăn này".

Ngoài ra, nghiên cứu cũng đề cập đến sự thay đổi lớn về số liệu các quốc gia nghiêng về phía Nga: con số này đã tăng từ 25 lên 36. Trung Quốc vẫn là quốc gia quan trọng nhất trong danh mục này, nhưng các nước đang phát triển khác (đáng chú ý là Nam Phi, Mali và Burkina Faso) cũng đã chuyển sang nhóm này, chiếm 33% dân số thế giới. Những xu hướng này cho thấy sức ảnh hưởng đang ngày càng tăng của Nga ở châu Phi, EIU cho biết.

EIU đã chia các quốc gia trên thế giới thành năm nhóm: nhóm lên án Nga, nhóm nghiêng về phương Tây, nhóm trung lập, nhóm nghiêng về Nga và nhóm công khai ủng hộ Nga. Cần nhớ rằng không ít các nước phương Tây đã nhiều lần cảnh cáo những quốc gia áp dụng lập trường trung lập về vấn đề Ukraine, hay ủng hộ Nga, vì họ không lên án và cũng không áp dụng các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Moscow.

Xét về tỷ trọng kinh tế trên GDP toàn cầu, các nước lên án Nga chiếm 60,1%, các nước nghiêng về phương Tây 7,8%, các nước trung lập là 12%, các nước nghiêng về Nga chiếm 16,8% và các quốc gia công khai ủng hộ Moscow là 3,3%. Nếu tổng hợp ba nhóm không thuộc liên minh chống Nga của phương Tây (tuyên bố ủng hộ Nga, nghiêng về Nga và trung lập), tổng cộng sẽ là 32,1% GDP toàn cầu - ít nhiều tương ứng với tỷ trọng kinh tế quốc tế hiện tại của các cường quốc mới nổi ngoài phương Tây, đặc biệt là BRICS (khối các nền kinh tế mới nổi bao gồm Brasil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi).

Sự ủng hộ quốc tế với Nga hiện giờ ra sao?

Về mặt nhân khẩu học, EIU báo cáo rằng các quốc gia lên án Nga chiếm 15,2% dân số thế giới, những người nghiêng về phương Tây chiếm 20,7%, những người trung lập 30,8%, những người nghiêng về Nga là 27,8% và những người công khai ủng hộ Nga là 5,5%. Điều này có nghĩa là tổng tỷ lệ phần trăm dân số thế giới không theo phe “thù địch Nga” của phương Tây chiếm tổng số 64,1% dân số thế giới.

Colombia, Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar đã chuyển từ nghiêng về phương Tây sang trung lập. Bolivia, Nam Phi và Uganda chuyển từ trung lập sang Nga. Iran, Mali và Burkina Faso từ nghiêng về Nga chuyển sang công khai ủng hộ Moscow. Quốc gia duy nhất đã phát triển theo hướng ngược lại, ủng hộ các luận điểm phương Tây là Bangladesh - từ vị trị trung lập chuyển sang nghiêng hẳn về phương Tây.

Rõ ràng, giọng điệu các nhà phân tích EIU vô cùng quyết liệt và gay gắt. Lưu ý rằng điều này đại diện cho một thách thức đối với cái gọi là nền dân chủ phương Tây. Như thể chính khái niệm dân chủ là tài sản độc quyền của phương Tây. Thậm chí phương Tây và đặc biệt hơn là NATO, có bất kỳ tính hợp pháp nào để đề cập đến từ dân chủ.

Dưới góc nhìn khách quan và theo ghi nhận từ một số sự kiện xuất hiện thường xuyên hơn từ trục Anh-Mỹ, cho đến nay vẫn là đối thủ chính của liên minh Trung-Nga và nói chung là trục đa cực, có khả năng phân tích tốt hơn so với các chế độ đã hoàn toàn mất độc lập để ủng hộ trục Anglo-Saxon này, đặc biệt là Pháp hoặc Đức.

Cuối cùng, cần nhớ rằng nghiên cứu này vẫn chỉ là một nghiên cứu của phương Tây, đồng thời thừa nhận một số sự thật đã không thể che giấu - "quên" tính đến sức nặng từ sự hỗ trợ của nhiều quốc gia đối với Nga và trật tự đa cực quốc tế, ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới - bao gồm cả ở các quốc gia vẫn nằm dưới sự kiểm soát của phương Tây. Rất có thể sự ủng hộ dành cho Nga, và tất cả những người ủng hộ đa cực, sẽ cao hơn 64,1% dân số thế giới, như EIU tuyên bố.

Kinh tế Liên minh châu Âu năm 2022 và triển vọng năm 2023Kinh tế Liên minh châu Âu năm 2022 và triển vọng năm 2023
Kinh tế Nga sau một năm bị phương Tây trừng phạtKinh tế Nga sau một năm bị phương Tây trừng phạt
Tổng hợp diễn biến thị trường dầu mỏ sau 1 năm chiến sự Nga – UkraineTổng hợp diễn biến thị trường dầu mỏ sau 1 năm chiến sự Nga – Ukraine
Ông Medvedev gợi ý tên gọi mới cho UkraineÔng Medvedev gợi ý tên gọi mới cho Ukraine

Nh.Thạch

AFP