Shell và Energy Transfer phát triển cảng LNG ở Mỹ
Thỏa thuận này cung cấp quyết định đầu tư cuối cùng (OIR) để mở rộng dự án Lake Charles LNG.
Bên cạnh đó, hai công ty bắt đầu tích cực tương tác với các đối tác liên quan đến kỹ thuật, mua sắm và hợp đồng (EPC).
![]() |
Mô hình cảng xuất khẩu LNG Lake Charles |
Energy Transfer và Shell dự định sẽ ra thông báo về các gói thầu cần thiết cho dự án Lake Charles LNG trong vài tuần tới.
Tuy nhiên, hai công ty vẫn chưa nêu rõ thời hạn thông qua OIR, chỉ lưu ý đến năng lực cạnh tranh của dự án do có sẵn giấy phép và khả năng sử dụng cơ sở hạ tầng hiện có. Đồng thời, các công ty đã được giao vai trò cụ thể trong dự án.
Shell sẽ đóng vai trò là nhà quản lý dự án trước khi công ty đạt được OIR và sau khi có quyết định thì sẽ là người quản lý xây dựng và là nhà điều hành cơ sở.
Energy Transfer sẽ đóng vai trò điều phối viên dự án cho đến khi OIR được thông qua.
Lake Charles LNG (trước đây là Trunkline LNG) là một dự án tương đối lớn của Energy Transfer và Shell.
Dự án bao gồm một cảng nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) tại thành phố Lake Charles của bang Louisiana trên bờ biển Vịnh Mexico.
Energy Transfer và Shell có kế hoạch mở rộng dự án bằng việc xây dựng nhà máy LNG và cảng xuất khẩu.
Dự án mở rộng dự kiến xây dựng 3 dây chuyền công nghệ sản xuất để hóa lỏng khí với tổng công suất 16,45 triệu tấn/năm.
Được biết, Hoa Kỳ đã bắt đầu xuất khẩu LNG từ năm 2016 với việc ra mắt nhà máy LNG và cảng xuất khẩu LNG Sabine Pass của Cheniere Energy ở bang Louisiana.
Hiện nay Mỹ có 3 cảng xuất khẩu LNG, nhưng trong tương lai gần, số lượng cảng sẽ tăng đáng kể.
Điều này sẽ được tạo điều kiện bởi giá khí đốt trong nước thấp, trong khi đó nhu cầu về khí đốt và LNG trên thị trường thế giới ngày một tăng lên, đồng thời các rào cản pháp lý cũng đang được loại bỏ dần.
Các cảng xuất khẩu LNG mới được xây dựng trên cơ sở các cảng đã có ở Hoa Kỳ, vốn từng được sử dụng phục vụ nhập khẩu LNG trong thời gian trước khi có cuộc cách mạng đá phiến.
Chẳng hạn, ExxonMobil và Qatar Oil dự định xuất khẩu LNG dựa trên cảng LNG Golden Pass hiện đang được xây dựng ở bang Texas với công suất thiết kế 16,5 triệu tấn/năm.
Ngoài các dự án LNG ở bờ biển phía đông Hoa Kỳ, sự quan tâm cũng đang quay trở lại với các dự án ở bờ tây mà trước đây dường như có vẻ không mấy hấp dẫn.
Bá Thủy
RT
-
Từ nay đến 2035, tổng công suất điện khí dự kiến đạt gần 52.000 MW
-
Cháy rừng tại Kim Bảng (Hà Nam) không ảnh hưởng đến hệ thống truyền tải điện quốc gia
-
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Ưu tiên sử dụng tối đa khí trong nước để phát điện
-
Giá phát điện tối đa cho nhiệt điện than năm 2025
-
Khung giá điện nhập khẩu từ Lào về Việt Nam giai đoạn 2025-2030