Sáng 10/8, cả nước ghi nhận 5.149 ca mắc Covid-19, kết nối nền tảng hỗ trợ khám chữa bệnh từ xa

09:01 | 10/08/2021

307 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Sáng 10/8, trên Hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 5.149 ca nhiễm mới, trong đó 5 ca nhập cảnh và 5.144 ca ghi nhận trong nước.

Các ca mắc Covid-19 trong nước ghi nhận tại TP HCM (2.490), Bình Dương (1.325), Đồng Nai (354), Long An (313), Bà Rịa - Vũng Tàu (109), Tây Ninh (102), Tiền Giang (100), Bến Tre (58), An Giang (53), Vĩnh Long (52), Sóc Trăng (43), Ninh Thuận (32), Kiên Giang (26), Cần Thơ (23), Đắk Lắk (19), Phú Yên (13), Đồng Tháp (13), Hậu Giang (8), Gia Lai (6), Cà Mau (2), Hải Dương (1), Bạc Liêu (1), Hà Nội (1); trong đó có 662 ca trong cộng đồng.

Tính đến sáng ngày 10/8, Việt Nam có 224.894 ca nhiễm, trong đó có 2.367 ca nhập cảnh và 222.527 ca nhiễm trong nước.

Kể từ ngày 27/4 đến nay số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 220.957 ca, trong đó có 73.146 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 2/62 tỉnh, thành phố trong 14 ngày qua không ghi nhận trường hợp nhiễm mới: Quảng Ninh, Bắc Kạn.

Có 12 tỉnh, thành phố không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Quảng Trị, Nam Định, Yên Bái, Thái Bình, Bắc Giang.

Cả nước đã điều trị khỏi 75.920 bệnh nhân Covid-19, số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU (hồi sức tích cực) là 509 ca. Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO (tim phổi nhân tạo) là 23 ca.

Để hạn chế ca tử vong nặng trong điều trị, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Thông tin và truyền thông tổ chức lễ công bố kết nối nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa (Telehealth) tới 100% tuyến huyện và ra mắt Trung tâm công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 quốc gia. Theo đó 100% cơ sở y tế tuyến huyện đã được kết nối, góp phần xóa nhòa giới hạn giữa các tuyến, xử lý các ca bệnh khó. Đặc biệt, việc điều trị bệnh nhân Covid-19 sẽ được hội chẩn bởi các chuyên gia hàng đầu mà không nhất thiết phải chuyển lên tuyến trên.

Sáng 10/8, cả nước ghi nhận 5.149 ca mắc Covid-19, kết nối nền tảng hỗ trợ khám chữa bệnh từ xa
Ảnh minh họa

Ngày 9/8, Bệnh viện Hồi sức Covid-19 TP HCM (đặt tại Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2, TP Thủ Đức, TP HCM) đã sẵn sàng triển khai giai đoạn 2 với 700 giường bệnh để kịp thời tiếp nhận, điều trị cho các trường hợp bệnh nhân nặng, nguy kịch. Từ khi hoạt động đến nay, bệnh viện tiếp nhận điều trị 1.031 F0, phần lớn là bệnh nhân nặng, nguy kịch. Bệnh viện đang điều trị 582 bệnh nhân, trong đó 129 ca thở máy, 11 ca lọc máu liên tục và 4 ca đang can thiệp ECMO.

Đại diện Sở Y tế TP HCM cho biết, Bệnh viện Hồi sức Covid-19 TP HCM là đơn vị được quan tâm hàng đầu trong việc đảm bảo nguồn nhân lực. Tổng số nhân sự hiện có 1.186 người, bao gồm nhân lực y tế, phụ trợ, hỗ trợ.... Số này đến từ 30 đơn vị của Sở Y tế TP HCM, các bệnh viện tuyến trung ương, các bệnh viện tại TP HCM và nhân lực hỗ trợ từ các địa phương, các tổ chức tôn giáo, các tình nguyện viên của Thanh niên xung phong, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, công an.

Trong đó, Bệnh viện Chợ Rẫy tham gia 161 người với 29 bác sĩ (14 bác sĩ hồi sức). Các bệnh viện của thành phố cũng đã tập trung nguồn nhân lực rất cao tại đây với 92 bác sĩ, trong đó có 30 bác sĩ chuyên ngành hồi sức, cùng lực lượng bác sĩ đến từ nhiều đơn vị khác.

Đây là một trong 5 trung tâm ICU bệnh nhân nguy kịch tại TP HCM, do Bộ Y tế cùng thành phố thiết lập, vận hành bởi bệnh viện lớn tuyến trung ương, mục tiêu lớn nhất là giảm số tử vong. Những trung tâm này thuộc tầng 5, tầng cao nhất của tháp 5 tầng mà TP HCM đang triển khai.

P.T

Kiên Giang đón gần 400 người trở về địa phương đợt nàyKiên Giang đón gần 400 người trở về địa phương đợt này
Sau ngày 15/8, Bộ Y tế sẽ điều chuyển vắc xin nếu địa phương tiêm chậmSau ngày 15/8, Bộ Y tế sẽ điều chuyển vắc xin nếu địa phương tiêm chậm
TP HCM kiến nghị nhiều địa phương chưa vẫn tạo điều kiện cho xe chở hàngTP HCM kiến nghị nhiều địa phương chưa vẫn tạo điều kiện cho xe chở hàng