Quy hoạch hệ thống xăng dầu, khí đốt phải bảo đảm sự chủ động, ổn định về nguồn cung năng lượng cho nền kinh tế

19:06 | 30/03/2023

|
(PetroTimes) - Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu ra tại cuộc họp Hội đồng thẩm định Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch), sáng 30/3.
Quy hoạch hệ thống xăng dầu, khí đốt phải bảo đảm sự chủ động, ổn định về nguồn cung năng lượng cho nền kinh tế
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Quy hoạch cần xác định, phân định rõ cấp độ trong hệ thống cung ứng, dự trữ xăng dầu, khí đốt (tư nhân, doanh nghiệp, quốc gia) để có cơ chế vận hành tương ứng với các tình huống biến động trên thị trường xăng dầu, "không thể phụ thuộc hoàn toàn vào Nhà nước hay khoán trắng cho doanh nghiệp"

Phó Thủ tướng nhấn mạnh tầm quan trọng, sự cần thiết của Quy hoạch trong bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Trong thời gian qua, tình hình cung ứng xăng dầu có nhiều biến động, khó khăn, bất ổn, có thể gây ảnh hưởng lập tức đến thị trường trong nước.

"Quy hoạch này đòi hỏi độ chính xác lớn, tính khả thi cao, sát với nhiệm vụ, mục tiêu đặt ra của thực tiễn và dự báo dài hạn, bảo đảm sự chủ động, ổn định về nguồn cung năng lượng cho nền kinh tế", Phó Thủ tướng nêu rõ.

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Công Thương, đơn vị tư vấn lập Quy hoạch, các chuyên gia, thành viên Hội đồng đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt giai đoạn trước đây, nguyên nhân những nhiệm vụ chưa thực hiện được, nhất là tình trạng bất ổn khi nguồn cung ngắt quãng. Tính khả thi của Quy hoạch về mặt kỹ thuật, công nghệ, nhu cầu thị trường trong nước hiện nay và dự báo trong tương lai. Mối quan hệ, tác động của Quy hoạch tới các quy hoạch về đất đai, môi trường, giao thông vận tải…Cơ chế, chính sách để thực hiện Quy hoạch, trong đó Nhà nước đóng vai trò chủ đạo ở khâu nào, phương án huy động xã hội hoá, có tính toán đến các cơ sở lọc hoá dầu trong nước, để bảo đảm chủ động chuỗi cung ứng. Trách nhiệm cụ thể của từng bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp khi thực hiện Quy hoạch.

"Những vấn đề đưa vào quy hoạch phải được tính toán, phân tích, so sánh với nhu cầu phát triển kinh tế, khả năng tiêu thụ của thị trường, thời gian dự trữ, yêu cầu chất lượng sản phẩm, công nghệ dự trữ, an toàn phòng cháy, chữa cháy và vệ sinh môi trường…", Phó Thủ tướng nêu rõ và đề nghị các thành viên Hội đồng thẩm định, uỷ viên phản biện trao đổi thẳng thắn, khoa học.

Theo báo cáo của Bộ Công thương, hệ thống kho dự trữ xăng dầu được phân bố trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, hiện chưa có hệ thống kho riêng cho dự trữ quốc gia.

Tổng mức dự trữ xăng dầu mới ở mức khiêm tốn khoảng 65 ngày nhập ròng. Một số cơ sở vật chất được thiết kế theo các tiêu chuẩn cũ đã không đáp ứng được các tiêu chuẩn hiện tại, cần cải tạo, sửa chữa nhiều để đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tế và bảo đảm an toàn cho quá trình vận hành.

Sức chứa của hệ thống kho khí hóa lỏng (LPG) còn hạn chế. Hiện cả nước chỉ có 10 kho có dung tích từ 10.000 m3 trở lên và chưa có kho khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) được đưa vào hoạt động.

Việc xây dựng mới các tuyến ống dẫn khí từ kho khí LNG đến các hộ tiêu thụ cũng gặp nhiều khó khăn do khi quy hoạch các khu công nghiệp chưa dành hành lang cho tuyến ống dẫn khí đốt.

Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu đảm bảo sức chứa dự trữ dầu thô và sản phẩm xăng dầu cả nước đạt 75-80 ngày nhập ròng, tiến tới đạt 90 ngày nhập ròng, đáp ứng tiêu chí của Tổ chức Năng lượng quốc tế; đảm bảo sức chứa dự trữ khí đốt tối thiểu đáp ứng 15 ngày tiêu thụ.

Hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt được định hướng phát triển trên cơ sở tận dụng năng lực kết nối giao thông vận tải, ưu tiên tại các khu vực đã được quy hoạch cảng biển quy mô lớn, những khu vực thuận lợi về giao thông thủy, giao thông bộ; khai thác mọi nguồn lực trong nước và khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu khí đốt.

Hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu khí đốt cần đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật hiện đại và phù hợp với yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

Đơn vị tư vấn lập Quy hoạch ước tính tổng vốn đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu khí đốt đến năm 2030 khoảng 270.000 tỷ đồng, được huy động chủ yếu từ nguồn vốn ngoài ngân sách, vốn của doanh nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Nguồn vốn ngân sách Nhà nước ưu tiên cho việc nâng mức dự trữ quốc gia cho mặt hàng xăng dầu.

Quy hoạch hệ thống xăng dầu, khí đốt phải bảo đảm sự chủ động, ổn định về nguồn cung năng lượng cho nền kinh tế
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Quy hoạch là "xương sống" bảo đảm lưu thông năng lượng, "huyết mạch" cho nền kinh tế, vì vậy, phải được tính toán dựa trên các yêu cầu thực tiễn; đồng thời giải quyết các "bài toán" về dự báo nhu cầu thị trường, phù hợp với những quy hoạch về đất đai, môi trường, năng lượng, giao thông, đô thị…

Góp ý cho dự thảo Quy hoạch, các chuyên gia, uỷ viên phản biện đã kiến nghị bổ sung, điều chỉnh, làm rõ một số vấn đề, như: Đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp, người dân, hài hoà yếu tố môi trường, tính khả thi, chuyển dịch cơ cấu năng lượng theo hướng xanh, tái tạo...

Theo TS. Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, Quy hoạch chịu tác động rất lớn biến động thị trường quốc tế, khả năng cung ứng và nhu cầu thị trường, cũng như chỉ đạo của chính phủ liên quan đến vấn đề cơ sở hạ tầng, chuyển đổi năng lượng, môi trường. Do đó, quá trình thực hiện Quy hoạch cần tiếp tục có sự điều chỉnh phù hợp, tránh quy hoạch cứng khi cơ cấu năng lượng sẽ có sự thay đổi trong thời gian tới.

Đồng tình với ý kiến này, TS. Nguyễn Anh Đức, Viện trưởng Viện Dầu khí Việt Nam, TS. Trịnh Thanh Thuỷ, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương cho rằng, quá trình thực hiện Quy hoạch cần phải tính toán đến các cam kết của Việt Nam về giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0, chuyển đổi năng lượng công bằng, ứng phó biến đổi khí hậu…

Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Xuân Định lưu ý đến "tính động", "tính mở" trong Quy hoạch vì liên quan đến sự thay đổi về công nghệ dự trữ, các loại nhiên liệu sử dụng trong tương lai, cũng như xu hướng chuyển đổi năng lượng xanh, năng lượng tái tạo ngày càng mạnh mẽ, đại diện Bộ TN&MT cho biết.

Lãnh đạo Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí quốc gia, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, Quy hoạch được thông qua sẽ là cơ sở pháp lý để các doanh nghiệp mở rộng, hiện đại hoá hệ thống kho dự trữ xăng dầu hiện nay.

Ghi nhận các ý kiến tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là quy hoạch chuyên ngành hết sức quan trọng, cần thiết. Bộ Công Thương đã triển khai các bước lập Quy hoạch hết sức kịp thời, bài bản, khoa học.

Bộ Công Thương, đơn vị tư vấn lập Quy hoạch nghiên cứu, rà soát, tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến của các uỷ viên phản biện, thành viên Hội đồng, tiếp tục hoàn thiện dự thảo Quy hoạch.

Cụ thể, dự thảo Quy hoạch phải bổ sung quan điểm, chủ trương, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ… trong lĩnh vực năng lượng, nhất là xăng, dầu.

Dự thảo Quy hoạch phải đánh giá, chỉ ra những tồn tại, vướng mắc về hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia trước đây, đơn cử như cơ chế điều hành, giám sát, quản lý, điều phối trong mạng lưới dự trữ xăng dầu; mức độ xung đột với các quy hoạch khác; bất cập về công nghệ dự trữ, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn môi trường…

Quy hoạch cần xác định, phân định rõ cấp độ trong hệ thống cung ứng, dự trữ xăng dầu, khí đốt (tư nhân, doanh nghiệp, quốc gia) để có cơ chế vận hành tương ứng với các tình huống biến động trên thị trường xăng dầu, "không thể phụ thuộc hoàn toàn vào Nhà nước hay khoán trắng cho doanh nghiệp".

"Hệ thống kho dự trữ tư nhân, doanh nghiệp phục vụ mục đích kinh doanh, thương mại hay dự trữ quốc gia phục vụ cho tình huống khẩn cấp phải được xác định rõ ràng về cơ chế quản lý, điều hành, điều phối bảo đảm đồng bộ, thống nhất; hài hoà lợi ích doanh nghiệp, Nhà nước, địa phương, người dân", Phó Thủ tướng nêu rõ.

Nhắc lại những bất cập, biến động của thị trường xăng dầu những tháng cuối năm 2022 đầu năm 2023, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Quy hoạch là "xương sống" bảo đảm lưu thông năng lượng, "huyết mạch" cho nền kinh tế, vì vậy, phải được tính toán dựa trên các yêu cầu thực tiễn; đồng thời giải quyết các "bài toán" về dự báo nhu cầu thị trường, phù hợp với những quy hoạch về đất đai, môi trường, năng lượng, giao thông, đô thị…

Bên cạnh đó, Quy hoạch phải bám sát định hướng của Đảng, Nhà nước, xu thế chuyển đổi năng lượng xanh, năng lượng tái tạo để đưa ra các giải pháp khoa học, công nghệ, ứng dụng mạnh mẽ chuyển đổi số nhằm bám sát hoạt động cung ứng, điều phối, diễn biến của thị trường từ nhà máy sản xuất đến cơ sở bán hàng, không để xảy ra tình trạng thiếu-thừa cục bộ, tăng-giảm khối lượng dự trữ hợp lý; kết nối với các trung tâm năng lượng tái tạo khác trên thế giới…

Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Công Thương, đơn vị tư vấn lập Quy hoạch phải có báo cáo đánh giá kỹ tác động môi trường; thiết kế cơ sở dữ liệu về thị trường xăng dầu, khí đốt được kết nối, chia sẻ với các bộ, ngành liên quan phục vụ công tác vận hành hệ thống cung ứng, dự trữ xăng dầu, khí đốt nhịp nhàng, đồng bộ, sát thực tiễn.

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương khẩn trương xây dựng kế hoạch, dự án cụ thể để triển khai Quy hoạch sau khi được thông qua, hoàn thiện các quy định pháp lý giám sát, cơ chế tài chính, điều phối,…

Hải Anh

Việt Nam có khả năng làm chủ trong lĩnh vực năng lượng tái tạo ngoài khơiViệt Nam có khả năng làm chủ trong lĩnh vực năng lượng tái tạo ngoài khơi
Chiến lược, quy hoạch năng lượng phải được xây dựng trên cơ sở tiềm năng tài nguyên đất nướcChiến lược, quy hoạch năng lượng phải được xây dựng trên cơ sở tiềm năng tài nguyên đất nước
Cần đánh giá đầy đủ hiện trạng các phân ngành ngành năng lượngCần đánh giá đầy đủ hiện trạng các phân ngành ngành năng lượng
Cần làm rõ tình trạng phân tán, cục bộ, thiếu gắn kết giữa các phân ngành năng lượngCần làm rõ tình trạng phân tán, cục bộ, thiếu gắn kết giữa các phân ngành năng lượng

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • novaland-16-8
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 66,350 66,950
AVPL/SJC HCM 66,400 67,000
AVPL/SJC ĐN 66,350 66,950 ▲50K
Nguyên liệu 9999 - HN 55,250 55,750
Nguyên liệu 999 - HN 55,200 55,600
AVPL/SJC Cần Thơ 66,350 66,950
Cập nhật: 28/05/2023 17:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 55.600 56.650
TPHCM - SJC 66.460 67.000
Hà Nội - PNJ 55.600 56.650
Hà Nội - SJC 66.460 67.000
Đà Nẵng - PNJ 55.600 56.650
Đà Nẵng - SJC 66.460 67.000
Miền Tây - PNJ 55.600 56.650
Miền Tây - SJC 66.550 67.050
Giá vàng nữ trang - Nhẫn PNJ (24K) 55.600 56.600
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 55.500 56.300
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 40.980 42.380
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 31.690 33.090
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 22.170 23.570
Cập nhật: 28/05/2023 17:00
AJC Mua vào Bán ra
Đồng vàng 99.99 5,555 5,655
Vàng TT, 3A, NT Nghệ An 5,555 5,655
Vàng trang sức 99.99 5,490 5,615
Vàng trang sức 99.9 5,480 5,605
Vàng NL 99.99 5,495
Vàng miếng SJC Thái Bình 6,640 6,700
Vàng miếng SJC Nghệ An 6,640 6,700
Vàng miếng SJC Hà Nội 6,640 6,700
Vàng NT, TT, 3A Hà Nội 5,555 5,655
Vàng NT, TT Thái Bình 5,555 5,655
Cập nhật: 28/05/2023 17:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L 66,350 67,050
SJC 5c 66,350 67,070
SJC 2c, 1C, 5 phân 66,350 67,080
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 55,600 56,550
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.5 chỉ 55,600 56,650
Nữ Trang 99.99% 55,450 56,150
Nữ Trang 99% 54,394 55,594
Nữ Trang 68% 36,336 38,336
Nữ Trang 41.7% 21,567 23,567
Cập nhật: 28/05/2023 17:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 14,899.29 15,049.79 15,534.59
CAD 16,784.16 16,953.70 17,499.83
CHF 25,303.33 25,558.92 26,382.25
CNY 3,253.74 3,286.61 3,392.99
DKK - 3,322.24 3,449.90
EUR 24,541.48 24,789.38 25,915.65
GBP 28,219.39 28,504.43 29,422.65
HKD 2,922.87 2,952.39 3,047.50
INR - 283.09 294.45
JPY 163.38 165.03 172.96
KRW 15.32 17.02 18.66
KWD - 76,148.09 79,202.52
MYR - 5,023.26 5,133.48
NOK - 2,084.24 2,173.01
RUB - 278.55 308.40
SAR - 6,246.34 6,496.89
SEK - 2,128.47 2,219.12
SGD 16,923.13 17,094.07 17,644.73
THB 597.45 663.84 689.34
USD 23,290.00 23,320.00 23,660.00
Cập nhật: 28/05/2023 17:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 14,984 15,004 15,604
CAD 16,937 16,947 17,647
CHF 25,413 25,433 26,383
CNY - 3,254 3,394
DKK - 3,292 3,462
EUR #24,324 24,334 25,624
GBP 28,427 28,437 29,607
HKD 2,868 2,878 3,073
JPY 162.77 162.92 172.47
KRW 15.55 15.75 19.55
LAK - 0.63 1.58
NOK - 2,036 2,156
NZD 13,947 13,957 14,537
SEK - 2,097 2,232
SGD 16,805 16,815 17,615
THB 623.04 663.04 691.04
USD #23,232 23,272 23,692
Cập nhật: 28/05/2023 17:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng BIDV
USD 23,330 23,330 23,630
USD(1-2-5) 23,111 - -
USD(10-20) 23,283 - -
GBP 28,373 28,544 29,622
HKD 2,934 2,954 3,041
CHF 25,404 25,558 26,363
JPY 164.18 165.17 172.95
THB 641.3 647.78 707.51
AUD 14,985 15,076 15,535
CAD 16,868 16,969 17,493
SGD 17,020 17,122 17,611
SEK - 2,141 2,213
LAK - 1.02 1.4
DKK - 3,327 3,439
NOK - 2,094 2,164
CNY - 3,276 3,385
RUB - 265 340
NZD 14,013 14,097 14,439
KRW 15.86 17.53 18.99
EUR 24,735 24,802 25,917
TWD 691.15 - 835.85
MYR 4,757.93 - 5,362.21
Cập nhật: 28/05/2023 17:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 23,280.00 23,300.00 23,630.00
EUR 24,783.00 24,803.00 25,835.00
GBP 28,438.00 28,610.00 29,262.00
HKD 2,942.00 2,954.00 3,037.00
CHF 25,505.00 25,607.00 26,276.00
JPY 165.34 165.50 172.10
AUD 14,974.00 15,034.00 15,500.00
SGD 17,075.00 17,144.00 17,534.00
THB 658.00 661.00 693.00
CAD 16,937.00 17,005.00 17,391.00
NZD 0.00 14,012.00 14,488.00
KRW 0.00 16.94 19.52
Cập nhật: 28/05/2023 17:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 23.334 23.627
GBP 28.838 29.194
CHF 25.825 26.190
JPY 166,54 171,08
EUR 25.049 25.492
CAD 17.074 17.427
AUD 15.155 15.512
Cập nhật: 28/05/2023 17:00