Phát hiện biến thể gen có thể chống lại Covid-19
![]() |
Biến thể gen mới được phát hiện có thể giúp chống lại Covid-19 (Ảnh minh họa: PAHO). |
Theo hãng tin NDTV của Ấn Độ, một nhóm nhà khoa học quốc tế dẫn đầu bởi các nhà nghiên cứu tại Viện Karolinska, Thụy Điển đã xác định được một bộ biến thể gen có khả năng chống lại Covid-19 thông qua việc phân tích gen của những người có tổ tiên khác nhau.
Nghiên cứu được đăng tải mới đây trên tạp chí Nature Genetics chỉ ra rằng gen di truyền có thể chi phối việc liệu một người mắc Covid-19 nặng hay nhẹ. Biến thể gen được xác định đó là rs10774671 G.
Một cuộc phân tích về dữ liệu di truyền trong năm 2020 chủ yếu thu được từ những người châu Âu đã phát hiện ra rằng vị trí của các biến thể di truyền trong đoạn gen OAS1 có liên quan đến một số cơ chế kháng virus. Những biến thể này có thể làm giảm khoảng 23% nguy cơ chuyển biến nặng trong các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2.
Đoạn ADN này mã hóa các gen trong hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, vùng ADN đó chứa rất nhiều biến thể di truyền, do vậy, việc phân loại chính xác biến thể bảo vệ là một thách thức.
Khoảng một nửa số người bên ngoài châu Phi đã được di truyền đoạn ADN này từ người Neanderthal cổ đại. Một phần nhỏ của vùng ADN đó cũng có ở cả người gốc Phi và người gốc châu u. Việc tìm ra người gốc Phi có gen miễn dịch giống người gốc Âu cho phép các nhà khoa học xác định được biến thể nào trong ADN thực sự có tác dụng bảo vệ cơ thể trước Covid-19.
Việc phát hiện biến thể gen trên có thể giúp ích cho việc phát triển phương pháp điều trị nhằm ngăn nguy cơ bệnh nặng do Covid-19.
Nghiên cứu được thực hiện dựa vào phân tích dữ liệu của gần 2.800 bệnh nhân Covid-19 gốc Phi và hơn 130.000 người trong nhóm đối chứng của 6 nghiên cứu khác. Nghiên cứu chỉ ra 80% người gốc Phi có mang biến thể này.
Trong khi đó, các nhà khoa học Ba Lan mới đây cũng phát hiện một gen mà họ tin rằng có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ một người mắc Covid-19 thể nặng. Gen nói trên xuất hiện trong 14% dân số Ba Lan, 8-9% dân số toàn châu Âu và 27% dân số Ấn Độ, giáo sư Marcin Moniuszko dẫn đầu nghiên cứu cho biết.
Các nhà nghiên cứu từ đại học Y Bialystok phát hiện ra gen là yếu tố quan trọng thứ 4 có thể ảnh hưởng tới mức độ nghiêm trọng trong triệu chứng Covid-19 một người có thể mắc phải, xếp sau tuổi tác, cân nặng và giới tính.
Nghiên cứu mới được cho là có thể giúp bác sĩ xác định những người dễ tổn thương trước Covid-19 để khuyến khích họ tiêm chủng nhằm hạn chế nguy cơ bệnh nặng hoặc tử vong. Vaccine được coi là một trong những công cụ hiệu quả nhất hiện nay nhằm đối phó với đại dịch Covid-19.
Mặc dù các vaccine hiện có vẫn hiệu quả trong việc giảm nguy cơ bệnh nặng và tử vong do Covid-19, nhưng các chuyên gia Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây cho rằng, việc tiêm chủng tăng cường bằng việc nhắc lại mũi vaccine giữ nguyên thành phần gốc có thể không phải chiến lược khả thi. Theo nhóm chuyên gia, thế giới sẽ cần đến vaccine mới để tăng hiệu quả đối phó biến chủng mới.
Theo Dân trí
-
Hà Nội xuất hiện biến thể BA.5, gia tăng ca Covid-19 nặng
-
Tiêm vaccine mũi nhắc lại là cách phòng bệnh tốt nhất
-
90 nghìn lao động Việt Nam có thể đi làm việc ở nước ngoài năm nay
-
Giá xăng dầu hôm nay 10/6 quay đầu giảm
-
Sao Hàn hôm nay 25/5: Netizen bức xúc vì NMIXX để fan quỳ gối tại fansign
-
Làm thế nào Trung Quốc có thể tạo ra một sự đảo ngược lớn đối với giá dầu?
- Những ai nên hạn chế ăn sấu?
- Tiêm vaccine Covid-19 giúp bảo vệ trẻ khỏi hội chứng nguy hiểm này
- Khẩn trương sửa đổi chế độ phụ cấp ưu đãi với công chức, viên chức tại các cơ sở y tế công lập
- Bao lâu sau tiêm vaccine Covid-19 miễn dịch sẽ suy giảm?
- Biến thể Omicron mới xâm nhập, 10 quận huyện của TPHCM sẽ bị ảnh hưởng nhất
- Những điều cần biết về biến thể phụ BA.5
- Kịch bản chống dịch khi biến thể phụ BA.5 xâm nhập nước ta
- Những lợi ích sức khỏe bất ngờ của trái kiwi
- Biến thể phụ BA.5 của Omicron đã xâm nhập vào Việt Nam
- TP HCM: Số ca sốt xuất huyết tăng nhanh
- Nghiên cứu trên hơn 100.000 người chỉ ra lợi ích bất ngờ của cà phê
- Bước tiến mới trong kỹ thuật nâng cơ trẻ hóa bằng chỉ không tiêu Hoa Kỳ
-
Những ai nên hạn chế ăn sấu?
-
Tiêm vaccine Covid-19 giúp bảo vệ trẻ khỏi hội chứng nguy hiểm này
-
Khẩn trương sửa đổi chế độ phụ cấp ưu đãi với công chức, viên chức tại các cơ sở y tế công lập
-
Bao lâu sau tiêm vaccine Covid-19 miễn dịch sẽ suy giảm?
-
Biến thể Omicron mới xâm nhập, 10 quận huyện của TPHCM sẽ bị ảnh hưởng nhất

Tàu quan sát năng lượng độc nhất thế giới ghé thăm Việt Nam
- Tử vi ngày 5/7/2022: Tuổi Tỵ thăng tiến không ngừng, tuổi Ngọ tình duyên rực rỡ
- Tử vi ngày 5/7/2022 của 12 cung hoàng đạo: Sư Tử có sức ảnh hưởng, Thiên Bình bốc đồng
- Tử vi tuần mới 4/7 - 10/7/2022: Tuổi Thìn thay đổi tích cực, tuổi Tỵ đào hoa ghé thăm
- Tử vi ngày 4/7/2022: Tuổi Mão cẩn thận túi tiền, tuổi Hợi nguồn lợi đáng kể
- Tử vi ngày 4/7/2022 của 12 cung hoàng đạo: Kim Ngưu hoang mang, Bọ Cạp vững tin
- Tử vi tuần mới 4/7 - 10/7 của 12 cung hoàng đạo: Cự Giải cần quyết đoán, Bảo Bình chi tiêu nhiều
- Triển lãm Ikebana TP HCM: Lan tỏa vẻ đẹp của nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản
- Tử vi ngày 3/7/2022: Tuổi Sửu vận trình khởi sắc, tuổi Mùi điềm báo vượng tài