Phải xử lý hình sự vụ 'móc túi' điện thoại tiền tỉ

10:57 | 03/12/2015

2,357 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Theo các luật sư, mức phạt của Sở TT&TT Hà Nội với hành vi gian lận, móc túi điện thoại 2,670 tỷ của Vinamob trong thời gian vừa qua chỉ như “muỗi đốt inox”. Sở TT&TT cần phải ra văn bản đề nghị cơ quan công an xử lý hình sự hành vi này.
phai xu ly hinh su vu moc tui dien thoai tien tiNgười dân hoang mang vì điện thoại bị nghe lén, 'móc túi'
phai xu ly hinh su vu moc tui dien thoai tien tiCảnh báo về điện thoại Trung Quốc giá rẻ

Cần xử lý hình sự

Như PetroTimes đã thông tin, công ty TNHH Vinamob (Cầu Giấy, Hà Nội) cấu kết với 3 công ty ở Trung Quốc để “móc túi” người dùng điện thoại 2,670 tỷ đồng.

Trước hành vi này, Sở TT&TT Hà Nội kết luận Vinamob vi phạm quy định tại Khoản 7 và Khoản 9 Điều 23a Nghị định số 77/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13/8/2008 của Chính phủ về chống thư rác.

Vinamob bị phạt 50 triệu đồng; đình chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ nội dung qua đầu số 8x61 trong thời gian 2 tháng; buộc hoàn trả lại số tiền đã thu của người dùng đối với mã lệnh người dùng không nhận được dịch vụ.

phai xu ly hinh su vu moc tui dien thoai tien ti
Luật sư Tạ Anh Tuấn

Tuy nhiên, theo quan điểm của các chuyên gia về Luật, mức phạt này chỉ như “muỗi đốt inox”, không thấm vào đâu so với số tiền 2,670 tỷ đồng tiền vi phạm.

Luật sư Tạ Anh Tuấn – Trưởng văn phòng Luật sư Tạ Anh Tuấn (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng hành vi của Vinamob có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự.

“Hành vi cấu kết cài mã độc có sẵn trong điện thoại của Vinamob rồi chiếm đoạt số tiền 2,670 tỷ đồng của các chủ thuê bao tại Việt Nam thỏa mãn dấu hiệu tội “sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 226b BLHS sửa đổi, bổ sung năm 2009.

Với hành vi chiếm đoạt số tiền 2,670 tỷ đồng của Vinamob đối với người sử dụng điện thoại đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Về hành vi này sẽ bị khởi tố, điều tra về tội danh quy định tại điểm b, khoản 4, Điều 226b BLHS.

Người có hành vi phạm tội phải đối mặt với mức phạt tù cao nhất là chung thân, ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền và cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm” - Luật sư Tuấn nói.

Theo Luật sư Tạ Anh Tuấn, hành vi chiếm đoạt số tiền 2,670 tỷ đồng của Vinamob gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, nếu chỉ dừng xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt 50 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 2 tháng sẽ không đủ sức răn đe và phòng ngừa chung.

“Theo quan điểm của tôi, vụ việc này cần thiết phải xử lý về hình sự. Sở TT&TT Hà Nội nên chuyển hồ sơ vụ việc sang Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (PC50) Công an Hà Nội để xử lý theo quy định của pháp luật” - Luật sư Tuấn nhận định. 

Sở TT&TT bỏ lọt tội của Vinamob?

Ở một khía cạnh khác, Luật sư Lê Ngọc Hoàng - Trưởng văn phòng Luật sư Long Tâm (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) lại khẳng định Sở TT&TT Hà Nội đã “bỏ sót” 2 sai phạm khác của Vinamob.

Một là: Hành vi gửi tin nhắn rác - Vi phạm Điểm b Khoản 4 Điều 60 Nghị định 174/2013/NĐ-CP liên quan tới thư điện tử, tin nhắn cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ. Với vi phạm này, Vinamob có thể bị phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng.

Hai là: Không cung cấp công cụ có chức năng từ chối tin nhắn theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông: Vi phạm Điểm d, Khoản 3 Điều 61 Nghị định 174/2013/NĐ-CP về cung cấp dịch vụ thư điện tử, tin nhắn, dịch vụ nội dung qua tin nhắn.

phai xu ly hinh su vu moc tui dien thoai tien ti
Luật sư Lê Ngọc Hoàng

Vinamob có thể bị phạt tiền từ 50 đến 70 triệu đồng đối với một trong các hành vi không cung cấp công cụ có chức năng tiếp nhận thông báo tin nhắn rác hoặc đăng ký nhận hoặc từ chối tin nhắn theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Luật sư Hoàng phân tích: Trong khoảng thời gian từ 4-5 năm trở lại đây, báo chí đã thông tin về việc ở Việt Nam xuất hiện, gia tăng một số loại tội phạm mới lợi dụng sự tiến bộ của khoa học, dùng công nghệ cao (tin học, viễn thông, điện tử, thiết bị số...) để trục lợi.

Các lĩnh vực như cá độ bóng đá, đánh bạc trực tuyến, gian hàng ảo kinh doanh đa cấp, mua bán vàng tài khoản... đã bị biến tướng mà phương tiện chủ yếu dựa vào mạng Internet, viễn thông, thiết bị số.

Theo thống kê chưa đầy đủ của Công ty an ninh mạng BKAV, mỗi ngày có hàng nghìn người sử dụng ở Việt Nam đã bị nhiễm các loại mã độc gửi tin nhắn SMS. Đây là con số không hề nhỏ.

Thực trạng là vậy nhưng ở Việt Nam vẫn có những doanh nghiệp vì lợi nhuận mà đang tâm “cõng rắn cắn gà nhà”. Hơn nữa theo xác minh thì các điện thoại bị cài mã độc hầu hết đều là các điện thoại cấp thấp, chỉ có giá vài trăm ngàn hoặc điện thoại cũ vận chuyển qua đường xách tay.

Danh sách khách hàng đoàn thanh tra xác minh được có địa chỉ chủ yếu ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa như Quảng Nam, Đắk Lắk, Kiên Giang… Việc chiếm đoạt tiền từ tài khoản của người dùng này khác nào “móc túi của người nghèo”?

Theo Luật sư Lê Ngọc Hoàng, để giảm thiểu tình trạng bị móc túi, người dùng cần phải tìm hiểu kỹ các loại điện thoại trước khi mua. Hơn nữa, cơ quan chức năng cần siết chặt quản lý chất lượng hàng hóa là thiết bị viễn thông, Internet trước khi đưa ra thị trường.

Ở nước ta đã có Luật tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật 2006 và Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ (Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật).

Trong đó quy định hàng hóa, sản phẩm trước khi đưa ra thị trường bắt buộc phải công bố và được cấp Giấy chứng nhận “Hợp chuẩn, Hợp quy”. Và nếu công tác này được đảm bảo thực hiện thiết nghĩ sẽ ít xảy ra trường hợp như vừa qua của Vinamob.

Bên cạnh đó, việc giám định mã nguồn phần mềm điện thoại nhập vào Việt Nam để bảo vệ người tiêu dùng.

Một yếu tố khác cũng được Luật sư Hoàng nhắc đến đó là cần phải thống kê, phân loại các loại tội phạm mới về công nghệ cao, qua đó xây dựng pháp luật điều chỉnh (như đã điều chỉnh bổ sung 03 điều luật về tội phạm công nghệ cao vào Bộ luật Hình sự 2009).

Đặc biệt là phải nhanh chóng xây dựng một “Luật về an toàn thông tin tín hiệu” tạo ra hành lang pháp lý để giải quyết tận gốc vấn đề tội phạm công nghệ cao.

phai xu ly hinh su vu moc tui dien thoai tien ti Người dân hoang mang vì điện thoại bị nghe lén, 'móc túi'
phai xu ly hinh su vu moc tui dien thoai tien ti Cảnh báo về điện thoại Trung Quốc giá rẻ
phai xu ly hinh su vu moc tui dien thoai tien ti Sử dụng công nghệ cao để “móc túi”

Xuân Hinh