P2P lending tiếp tục chờ sandbox!

10:53 | 03/02/2021

110 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Thiếu pháp lý khiến các doanh nghiệp cho vay ngang hàng( P2P lending) đang chịu cạnh tranh không lành mạnh bởi các hình thức "tín dụng đen online", ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh chung.
Bao giờ doanh nghiệp mới được tham gia sandbox?
Bao giờ doanh nghiệp mới được tham gia sandbox?

Hiện NHNN đang trình Chính phủ Khung pháp lý thử nghiệm (Regualtory sandbox) cho Fintech. Theo Chỉ thị từ NHNN, trong thời gian chờ sandbox được thông qua, CIC (Cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia) tạm dừng kết nối với các công ty P2P Lending muốn tham gia hệ thống thông tin tín dụng. Trường hợp sandbox được thông qua, các công ty đủ điều kiện được tham gia thử nghiệm có thể phải tham gia hệ thống thông tin tín dụng của NHNN. CIC cho biết cơ quan này đang tích cực chuẩn bị các điều kiện kết nối để hỗ trợ các công ty Fintech tham gia hệ thống thông tin tín dụng ngay sau khi sandbox được thông qua.

Mặc dù NHNN vẫn yêu cầu các doanh nghiệp fintech chờ nhưng các doanh nghiệp cho vay ngang hàng tiếp tục ngóng đợi khung pháp lý thử nghiệm để tránh cảnh mập mờ, hoạt động “ngoài vòng pháp luật”.

Theo phía NHNN, trong năm 2021 sẽ ban hành khung pháp lý thử nghiệm cho P2P Lending, đề án thí điểm Mobile Money, các quy định về tiền điện tử, đại lý ngân hàng… Tại Chỉ thị 01-CT/NHNN ngày 7/1/2021, Thống đốc NHNN cũng yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách về thanh toán đảm bảo đồng bộ, đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ và sự phát triển các mô hình, dịch vụ thanh toán mới.

Trong khuôn khổ sự kiện ngày chuyển đổi số Việt Nam 2020 (DXDAY 2020), ông Lê Anh Dũng, Vụ phó Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước, cho biết hy vọng xong trong giữa năm sau. Cơ chế sandbox được ban hành sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của thị trường.

Theo báo cáo mới đây của Fintech News Singapore, trong khi các công ty khởi nghiệp thanh toán của Việt Nam tiếp tục phát triển và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, thì mức tăng trưởng mạnh nhất đã thực sự được ghi nhận trong hoạt động P2P lending và tiền điện tử, blockchain. Hai phân khúc này chứng kiến số lượng công ty khởi nghiệp tăng từ ít hơn 5 công ty trong năm 2017 lên hơn 15 công ty khởi nghiệp vào năm 2020.

Các doanh nghiệp P2P lending đang dài cổ chờ sandbox
Các doanh nghiệp P2P lending đang "dài cổ" chờ sandbox

Việc chậm trễ đưa ra hành lang pháp lý thử nghiệm sandbox đã khiến doanh nghiệp “đứng ngồi không yên”. Theo ông Trần Việt Vĩnh, CEO & Founder CTCP Đổi mới công nghệ tài chính Fiin, việc thiếu quy định pháp lý dẫn đến doanh nghiệp gặp rủi ro trong triển khai mô hình kinh doanh, các dịch vụ mới, cản trở việc kêu gọi đầu tư.

Do chưa có bất cứ văn bản nào quy định về quy chế quản lý, chưa có hành lang pháp lý đầy đủ, rõ ràng khiến các doanh nghiệp Fintech như Fiin phải tự tìm lối đi, tự thuê công ty luật để tư vấn mô hình hoạt động cho đúng với các quy định pháp lý hiện hành. Chúng tôi luôn lo lắng nguy cơ rủi ro pháp lý khi doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ mà pháp luật chưa quy định rõ ràng” - CEO Fiin chia sẻ.

Trong khoảng 2-3 năm qua, đã có cả trăm doanh nghiệp dồn dập tham gia vào thị trường P2P. Từ các doanh nghiệp trong nước cho đến các tổ chức quốc tế cũng tham gia vào thị trường này, cho thấy Việt Nam là một thị trường sôi động và tiềm năng” - ông Trần Việt Vĩnh nói thêm.

Không dừng lại ở đó, tại Việt Nam, trong thời gian qua do chưa có khung pháp lý rõ ràng đã khiến nhiều tổ chức hoạt động cho vay trực tuyến mượn danh P2P lending để hoạt động tín dụng đen. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp chân chính hoạt động trong lĩnh vực này. Mô hình hoạt động chung của hình thức này là cho vay trực tuyến do các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài mượn danh P2P lending để hoạt động tín dụng đen trên môi trường internet, đánh vào nhu cầu vay mượn dễ dàng, không ràng buộc thẩm định chặt chẽ và chấp nhận cả lãi suất cao, "vay nóng" của nhiều người.

Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng, để tham gia vào sandbox, các doanh nghiệp P2P Lending cần xác định xem mình đang ở cấp độ nào mới làm thủ tục xin cấp phép. Theo đó, NHNN sẽ xem xét cấp phép cho doanh nghiệp và có quy trình quản lý rủi ro phù hợp. Bên cạnh đó, về phía NHNN có thể xem xét tiến tới cho phép các doanh nghiệp P2P Lending được tham gia truy cập thông tin tín dụng từ CIC của NHNN. Bởi nguồn thông tin tín dụng từ CIC rất quan trọng cho các doanh nghiệp này.

Theo enternews.vn

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps