OPEC+ sẽ gia hạn cắt giảm sản lượng dầu thô?

09:00 | 24/10/2020

315 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Thị trường dầu mỏ vẫn đứng vững trong tuần qua bất chấp nhiều yếu tố suy giảm ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu.
Nga tiếp tục hỗ trợ xuất khẩu dầu thô Venezuela dù đối mặt với các lệnh trừng phạt mớiNga tiếp tục hỗ trợ xuất khẩu dầu thô Venezuela dù đối mặt với các lệnh trừng phạt mới
Nga giảm thuế xuất khẩu dầu thôNga giảm thuế xuất khẩu dầu thô
0013-opec-bai-1

Số lượng các ca nhiễm Covid-19 tăng đột biến tại EU dẫn đến các biện pháp hạn chế mới ở Pháp và Anh. Làn sóng Covid-19 lần hai cũng đã lan sang các nước thành viên EU khác khiến Thụy Sĩ, Bỉ, Italia đang thắt chặt các biện pháp phòng dịch. Số lượng các quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng bởi Covid-19 tăng mạnh do nhiều nước không thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng dịch.

Tuy nhiên, thị trường dầu mỏ toàn cầu lại ghi nhận những tín hiệu lạc quan khi OPEC+ báo hiệu có thể gia hạn cắt giảm sản lượng đến năm 2021. Trước đó, Ủy ban kỹ thuật OPEC đã thảo luận về sự phục hồi nhu cầu dầu toàn cầu đang chậm lại. Trong các cuộc đàm phán giữa Thái tử KSA và Tổng thống Nga, hai bền nhấn mạnh nhu cầu hợp tác bền vững trong OPEC+. Do đó, tại các thị trường giao dịch, giới đầu cơ đang định giá dầu trên cơ sở khả năng OPEC+ gia hạn sản lượng cắt giảm hiện nay trong năm 2021. Giá dầu Brent đóng cửa tuần trước ở mức 42,93 USD/thùng, tăng 0,19% so với tuần trước đó; giá dầu WTI đóng cửa ở mức 40,88 USD/thùng, tăng 0,68% so với tuần trước.

Các cuộc họp của Ủy ban giám sát cấp bộ trường (+JMMC) trong thứ hai (19/10) đã thảo luận về việc tuân thủ và nhấn mạnh sự cần thiết phải tuân thủ các cam kết trong thỏa thuận hơn nữa. Tuy nhiên trong thông cáo báo chí, cuộc họp không đưa ra bất kỳ tín hiệu rõ ràng nào về việc liên mình có gia hạn/tăng cắt giảm sản lượng từ tháng 01/2021 hay không.

Tại Mỹ, số lượng giàn khoan dầu tiếp tục phục hồi tuần thứ 4 liên tiếp. Điều này có thể làm phức tạp thêm trong các cuộc thảo luận về mở rộng cắt giảm. Hiện số lượng giàn khoan dầu tại Mỹ ở mức 205 giàn, tăng 12 giàn so với tuần trước đó. Ngoài ra, sản lượng khai thác dầu thô của Libya đã tăng lên mức 500-600 nghìn thùng/ngày. Điều này có thể gây thêm áp lực lên thị trường nếu nhu cầu dầu toàn cầu không phục hồi.

Cũng trong tuần vừa qua, IEA đã công bố Triển vọng Năng lượng thế giới nhằm đưa dự báo thực tế hơn về tương lai nhu cầu dầu theo các kịch bản Covid-19 khác nhau. Theo đó, IEA dự báo nhu cầu nhiên liệu máy bay sẽ không phục hồi hoàn toàn trước năm 2023, trong khi nhu cầu dầu thô được dự báo sẽ tăng lên 103 triệu thùng/ngày vào năm 2030.

Tuân thủ chặt chẽ hơn là điều cần thiết để ổn định thị trường

Sản lượng dầu của Libya tăng trở lại và triển vọng nhu cầu chậm lại sẽ tác động đến quyết định của OPEC+ về việc tăng/giảm hạn ngạch cắt giảm sản lượng vào năm 2021. Trong quý IV/2020 này, sự tuân thủ cam kết về hạn ngạch sẽ là chủ đề chính trong chương trình nghị sự của OPEC+ cho đến khi diễn ra cuộc họp tiếp thúc. Dữ liệu của OPEC cho thấy, mức tuân thủ trong tháng 9 của OPEC là 105%, trong khi mức tuân thủ của các thành viên khác trong OPEC+ đạt 97%, dẫn đến tổng mức tuân thủ đạt 102%, Tổng sản lượng dư thừa của OPEC+ ở mức 2,3 triệu thùng/ngày trong giai đoạn từ tháng 5-9/2020. Trong giai đoạn này cũng ghi nhận Nga sản xuất vượt mức 430.000 bpd và chưa đệ trình kế hoạch cắt giảm bù sản lượng lên +JMMC.

Số liệu mạnh mẽ về nhu cầu nhiên liệu vận tải của Mỹ

Một yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến quyết định của OPEC là sự sụt giảm liên tục các kho dự trữ dầu thương mại tại Mỹ (theo báo cáo của EIA). Trong tuần trước, EIA báo cáo rằng tồn kho dầu tại Mỹ giảm 3,8 triệu thùng/ngày xuống 489,1 triệu thùng/ngày, cao hơn 54,3 triệu thùng so với cùng kỳ năm 2019. Dự trữ xăng và các sản phẩm nhẹ cũng giảm lần lượt 1,2 triệu thùng và 7,2 triệu thùng, phản ứng sự phục hồi mạnh mẽ nhu cầu nhiên liệu vận tải. Mỹ tiếp tục nhập khẩu ròng 3,15 triệu thùng/ngày, tăng 77.000 thùng/ngày.

Mặc dù có sự phục hồi trong hoạt động khai thác dầu, sản xuất dầu tại Mỹ đã giảm 500.000 thùng/ngày, xuống còn 10,5 triệu thùng. Nhu cầu tiêu thụ dầu ở Mỹ đang ở mức 16,73 triệu thùng/ngày, tăng 302.000 thùng/ngày. Vì vậy, nhiều khả năng OPEC+ sẽ tiếp tục chờ đợi xem bức tranh nhu cầu dầu biến đổi như thế nào cho đến cuộc họp tiếp theo vào tháng 11 trước khi đưa ra những khuyến nghị về chính sách khai thác dầu cho năm 2021.

Anh Phương

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc