Ổn định tài chính - động lực thúc đẩy tăng trưởng châu Á trở lại

16:48 | 08/04/2023

88 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
So với Mỹ và châu Âu, khu vực châu Á được đánh giá là có lạm phát và lãi suất thấp hơn, hệ thống tài chính được cải thiện nhiều, tiêu dùng trong nước cũng như nhu cầu xuất khẩu vững chắc.

Bước sang năm 2023, nhiều chuyên gia tin rằng nền kinh tế châu Á đã sẵn sàng tăng trưởng nhanh hơn hầu hết các nền kinh tế khác, với lập luận khu vực này sẽ bắt đầu tạo ra sự chênh lệch tăng trưởng so với các nền kinh tế thị trường phát triển.

Ở châu Á, tỷ lệ đảm bảo thanh khoản cao hơn 100%, các khoản vay có xu hướng thả nổi hơn là cố định và đặc quyền tiền gửi đa dạng hơn
Ở châu Á, tỷ lệ đảm bảo thanh khoản cao hơn 100%, các khoản vay có xu hướng thả nổi hơn là cố định và đặc quyền tiền gửi đa dạng hơn

Khu vực tài chính ổn định

Với những căng thẳng trong lĩnh vực ngân hàng gần đây ở Mỹ và châu Âu, các nhà đầu tư đã đặt ra câu hỏi, liệu những thách thức tương tự có thể xảy ra ở Châu Á hay không và với bối cảnh này, tăng trưởng của khu vực có thể vượt trội hơn các khu vực khác?

Chuyên gia kinh tế trưởng châu Á tại Morgan Stanley - Chetan Ahya đánh giá, sự phát triển gần đây đã làm cho tiềm năng tăng trưởng vượt trội của châu Á trở nên hấp dẫn hơn. Những thách thức về nguồn vốn ở các nước phát triển xuất hiện do các ngân hàng trung ương tăng lãi suất một cách mạnh mẽ nhằm chống lại lạm phát. Theo đó, tỷ giá đã tăng 4,75 điểm phần trăm ở Mỹ và 3,5 điểm phần trăm ở châu Âu trong chu kỳ này. Cả hai chu kỳ thắt chặt đều diễn ra gay gắt và có tốc độ nhanh nhất trong thời gian gần đây. Ngược lại, do lạm phát của châu Á đang ở mức bằng một nửa so với các thị trường phát triển, lãi suất tổng hợp chỉ tăng 1 điểm phần trăm.

“Một yếu tố quan trọng khác nữa là liên quan khu vực ngân hàng. Ở châu Á, tỷ lệ đảm bảo thanh khoản cao hơn 100%, các khoản vay có xu hướng thả nổi hơn là cố định và đặc quyền tiền gửi đa dạng hơn. Kết quả của việc này là trong khi các tiêu chuẩn cho vay có vẻ sẽ thắt chặt ở các thị trường phát triển làm ảnh hưởng đến tăng trưởng, thì rõ ràng châu Á không phải đối mặt với những thách thức tương tự..

Sức khỏe của hệ thống tài chính không phải là lý do duy nhất khiến tôi nghĩ châu Á vẫn có thể vượt trội hơn. Mà các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và Indonesia, tất cả đều có các yếu tố kinh tế cụ thể, hỗ trợ nhu cầu trong nước và do đó, bảo vệ họ phần nào khỏi tác động lan tỏa tiêu cực tiềm ẩn từ sự tăng trưởng yếu hơn ở các thị trường phát triển”, chuyên gia tại Morgan Stanley giải thích.

Bên cạnh đó, việc mở cửa trở lại của Trung Quốc cũng là tiền đề cho phép nước này đạt mức tăng trưởng mục tiêu trong năm nay. Sự phục hồi ngược xu hướng này có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tăng trưởng của châu Á. Dữ liệu từ hai tháng đầu năm của Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) thông báo, doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng của nước này tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đảo ngược sự sụt giảm trong 3 tháng trước đó. Đây là một chỉ số quan trọng về sức mua của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Ông Zhiwei Zhang,Chủ tịch kiêm Nhà kinh tế trưởng tại Pinpoint Asset Management nhận định: “Dữ liệu kinh tế nói trên xác nhận sự phục hồi ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang đi đúng hướng. Các số liệu nói trên cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ trong hoạt động kinh tế của Trung Quốc’’.

Có thể thấy, sự phục hồi của Trung Quốc chủ yếu được thúc đẩy bởi sự phục hồi trong tiêu dùng, do đó phần lớn gắn liền với việc mở cửa trở lại và sự phục hồi của thị trường lao động. Thị trường bất động sản cũng trên đà tích cực, với doanh số bán hàng tiếp tục tăng nhanh và doanh số bán hàng thứ cấp đang tiến gần đến mức của năm 2021. Các nhà hoạch định chính sách đã áp dụng cách tiếp cận ủng hộ tăng trưởng, ủng hộ doanh nghiệp và ưu tiên việc làm.

Hiện tại, lộ trình tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc đã giảm xuống dưới xu hướng trước Covid (được định nghĩa là mức tăng trưởng dự kiến trước Covid-19) trong giai đoạn 2021-2022, vì vậy nếu rủi ro suy giảm bắt đầu hình thành, các nhà hoạch định chính sách sẽ sẵn sàng hành động kịp thời để giải quyết mọi áp lực giảm đối với tăng trưởng. Trong bối cảnh đó, việc Trung Quốc bảo vệ xu hướng tăng trưởng của mình sẽ là chìa khóa để tạo ra sự bù đắp cho phần còn lại của khu vực.

Mục tiêu tăng trưởng trong tầm tay

Theo phân tích của chuyên đến từ Morgan Stanley, tại Nhật Bản, Ấn Độ và Indonesia, các nền kinh tế này sẽ có tốc độ tăng trưởng mạnh trong năm nay. Nền kinh tế Nhật Bản sẽ được hưởng lợi nhờ sự phục hồi của ngành du lịch, do đó sẽ được hỗ trợ đáng kể bởi việc mở cửa trở lại của Trung Quốc. Hơn nữa, các chính sách kinh tế vĩ mô cũng sẽ giữ cho nhu cầu của khu vực tư nhân được hỗ trợ và đặc biệt dẫn đến sự gia tăng chi tiêu vốn tư nhân.

Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ đã dự báo tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ ở mức 6,4% cho năm 2023-24. Ảnh: EPA-EFE
Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ đã dự báo tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ ở mức 6,4% cho năm 2023-2024. Ảnh: EPA-EFE

Đối với Ấn Độ, bảng cân đối kế toán của khu vực tài chính và phi tài chính đã được làm sạch trong những năm qua, khiến người đi vay và người cho vay an toàn hơn. Do đó, khu vực tư nhân được chuẩn bị sẵn sàng với khẩu vị rủi ro lành mạnh để mở rộng. Ấn Độ cũng đang được hưởng lợi từ một “cơn gió ngược” khác dưới hình thức tăng thị phần trong xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ toàn cầu, điều này đang xúc tác cho việc làm và đầu tư.

Tại Indonesia, rủi ro ổn định kinh tế vĩ mô đã được quản lý tốt, nghĩa là lãi suất không phải tăng nhiều như ở các nền kinh tế thị trường mới nổi khác, ngay cả khi giá nhiên liệu bán lẻ tăng. Do đó, nhu cầu trong nước vẫn mạnh mẽ trong bối cảnh khó khăn.

“Rủi ro đối với châu Á là nếu nền kinh tế Mỹ hạ cánh cứng. Nếu GDP cả năm của Hoa Kỳ giảm từ 1% trở lên, thì châu Á khó có thể thoát khỏi sự suy thoái. Nhưng trong trường hợp này, lạm phát sẽ giảm tốc, thậm chí còn nhanh hơn do giá cả hàng hóa có khả năng giảm và điều này sẽ tạo cơ hội cho các nhà hoạch định chính sách trong khu vực nới lỏng cả chính sách tiền tệ và tài khóa, điều này có thể mang lại sự phục hồi nhanh hơn”, ông Chetan Ahya dự báo.

Còn với Việt Nam, báo cáo “Triển vọng kinh tế Việt Nam và dự báo trong năm 2023-2024” được Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) công bố sáng 4/4 cho thấy, Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 6,5% như Chính phủ đã đề ra. Ông Andrew Jeffries, Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam khẳng định, trong bối cảnh này, ADB vẫn giữ nguyên lòng tin vào sự phát triển của Việt Nam.

"Hiện ADB đang có dự án đầu tư tại một số ngân hàng của Việt Nam và đến nay, chúng tôi vẫn chưa thấy những rủi ro nào mang tính hệ thống nào. Tương lai chúng tôi đang đưa ra những chiến lược mới để hỗ trợ tăng trưởng tại Việt Nam, giúp các bạn chuyển sang kinh tế xanh, thúc đẩy lĩnh vực tư nhân, đảm bảo công bằng xã hội. ADB luôn sẵn sàng đưa ra các khoản vay để hỗ trợ VIệt Nam và tôi nghĩ các đối tác phát triển lớn khác của Việt Nam cũng có chung quan điểm này", ông Andrew Jeffries bày tỏ lạc quan.

Đặc biệt, hoạt động du lịch và nhu cầu nội địa tăng mạnh mẽ đang thúc đẩy các nền kinh tế Đông Nam Á như Indonesia, Philippines và Việt Nam, với tăng trưởng dự báo đạt 4,7% trong năm nay và 5% vào năm 2024. Lạm phát khu vực sẽ giảm tốc xuống 4,2% vào năm 2023 và 3,3% vào năm 2024 sau khi đạt 4,4% vào năm ngoái. Áp lực chuỗi cung ứng giảm dần, điều kiện tiền tệ thắt chặt hơn và giá cả hàng hóa giảm được cho là sẽ định hình triển vọng phát triển của châu Á.

Theo Diễn đàn doanh nghiệp

Bộ Tài chính đề xuất gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất năm 2023Bộ Tài chính đề xuất gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất năm 2023
HoSE công bố 74 mã chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹHoSE công bố 74 mã chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ
Bất động sản thế chấp tại Agribank gần 2,3 triệu tỷ đồngBất động sản thế chấp tại Agribank gần 2,3 triệu tỷ đồng

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 77,500 79,500
AVPL/SJC HCM 77,500 79,500
AVPL/SJC ĐN 77,500 79,500
Nguyên liệu 9999 - HN 75,350 ▲200K 76,000 ▲200K
Nguyên liệu 999 - HN 75,150 ▲100K 75,900 ▲200K
AVPL/SJC Cần Thơ 77,500 79,500
Cập nhật: 27/07/2024 21:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 75.600 ▲250K 77.060 ▲200K
TPHCM - SJC 77.500 79.500
Hà Nội - PNJ 75.600 ▲250K 77.060 ▲200K
Hà Nội - SJC 77.500 79.500
Đà Nẵng - PNJ 75.600 ▲250K 77.060 ▲200K
Đà Nẵng - SJC 77.500 79.500
Miền Tây - PNJ 75.600 ▲250K 77.060 ▲200K
Miền Tây - SJC 77.500 79.500
Giá vàng nữ trang - PNJ 75.600 ▲250K 77.060 ▲200K
Giá vàng nữ trang - SJC 77.500 79.500
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 75.600 ▲250K
Giá vàng nữ trang - SJC 77.500 79.500
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 75.600 ▲250K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 75.500 ▲300K 76.300 ▲300K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 55.980 ▲230K 57.380 ▲230K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 43.390 ▲180K 44.790 ▲180K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 30.490 ▲120K 31.890 ▲120K
Cập nhật: 27/07/2024 21:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,470 ▲20K 7,665 ▲20K
Trang sức 99.9 7,460 ▲20K 7,655 ▲20K
NL 99.99 7,475 ▲20K
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,475 ▲20K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,575 ▲20K 7,705 ▲20K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,575 ▲20K 7,705 ▲20K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,575 ▲20K 7,705 ▲20K
Miếng SJC Thái Bình 7,750 7,950
Miếng SJC Nghệ An 7,750 7,950
Miếng SJC Hà Nội 7,750 7,950
Cập nhật: 27/07/2024 21:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 77,500 79,500
SJC 5c 77,500 79,520
SJC 2c, 1C, 5 phân 77,500 79,530
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 75,500 ▲200K 77,000 ▲200K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 75,500 ▲200K 77,100 ▲200K
Nữ Trang 99.99% 75,400 ▲200K 76,500 ▲200K
Nữ Trang 99% 73,743 ▲198K 75,743 ▲198K
Nữ Trang 68% 49,675 ▲136K 52,175 ▲136K
Nữ Trang 41.7% 29,554 ▲84K 32,054 ▲84K
Cập nhật: 27/07/2024 21:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,132.13 16,295.08 16,817.95
CAD 17,843.07 18,023.30 18,601.62
CHF 27,987.90 28,270.61 29,177.73
CNY 3,426.83 3,461.44 3,573.05
DKK - 3,611.44 3,749.76
EUR 26,754.59 27,024.84 28,221.75
GBP 31,694.81 32,014.96 33,042.23
HKD 3,158.89 3,190.80 3,293.18
INR - 301.29 313.33
JPY 159.31 160.92 168.61
KRW 15.79 17.54 19.13
KWD - 82,557.40 85,858.45
MYR - 5,368.88 5,486.01
NOK - 2,247.24 2,342.66
RUB - 283.26 313.58
SAR - 6,725.37 6,994.28
SEK - 2,289.92 2,387.16
SGD 18,359.90 18,545.35 19,140.42
THB 616.88 685.43 711.68
USD 25,091.00 25,121.00 25,461.00
Cập nhật: 27/07/2024 21:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,140.00 25,150.00 25,450.00
EUR 26,949.00 27,057.00 28,166.00
GBP 31,878.00 32,070.00 33,039.00
HKD 3,180.00 3,193.00 3,296.00
CHF 28,182.00 28,295.00 29,180.00
JPY 160.41 161.05 168.49
AUD 16,271.00 16,336.00 16,830.00
SGD 18,500.00 18,574.00 19,121.00
THB 681.00 684.00 712.00
CAD 17,991.00 18,063.00 18,586.00
NZD 14,671.00 15,163.00
KRW 17.51 19.11
Cập nhật: 27/07/2024 21:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25145 25145 25461
AUD 16381 16431 16936
CAD 18107 18157 18614
CHF 28416 28466 29029
CNY 0 3453.5 0
CZK 0 1047 0
DKK 0 3636 0
EUR 27195 27245 27955
GBP 32295 32345 33005
HKD 0 3265 0
JPY 162.18 162.68 167.19
KHR 0 6.2261 0
KRW 0 18.1 0
LAK 0 0.965 0
MYR 0 5565 0
NOK 0 2380 0
NZD 0 14711 0
PHP 0 408 0
SEK 0 2400 0
SGD 18629 18679 19236
THB 0 660.7 0
TWD 0 780 0
XAU 7750000 7750000 7950000
XBJ 7150000 7150000 7610000
Cập nhật: 27/07/2024 21:00