Ở đâu nhiều người chết vì ô nhiễm không khí nhất?
![]() |
Thủ đô New Delhi của Ấn Độ chìm trong không khí ô nhiễm |
Đó là cái giá phải trả cho sự tăng trưởng kinh tế. Theo một nghiên cứu mới của Viện nghiên cứu Ảnh hưởng Sức khỏe (Mỹ), tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ trong năm qua đạt 7,1%, song quốc gia này lại là nơi có số người chết liên quan tới ô nhiễm không khí tăng cao, với khoảng 1,1 triệu người chết trong năm 2016, cao hơn cả Trung Quốc.
Trên thế giới, mỗi năm có tới 52% trường hợp tử vong liên quan đến chất lượng không khí xuống thấp tính chung cho cả Trung Quốc và Ấn Độ (khoảng 4,2 triệu người).
Do các biện pháp chống ô nhiễm ngày càng mạnh nên tỉ lệ tử vong do ô nhiễm không khí tại Trung Quốc ở mức ổn định từ năm 2005 nhưng tỉ lệ này lại tăng 50% tại Ấn Độ trong giai đoạn từ 1990 đến 2015.
Ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe. Các hạt bụi nhỏ theo đường hô hấp vào cơ thể và tích tụ ở phổi người. Chúng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp (hen suyễn, ho,…), bệnh tim mạch và ung thư phổi. Cũng theo nghiên cứu trên, 92% dân số thế giới đang sống trong bầu không khí bị ô nhiễm.
Nền kinh tế phụ thuộc vào than đá
Ấn Độ đang phải trả giá đắt cho bùng nổ dân số (với 1,25 tỷ người), công nghiệp hóa nhanh và phụ thuộc vào than đá. Theo ông Sumant Sinha, Chủ tịch Công ty Năng lượng tái tạo ReNew Power của Ấn Độ, năng lượng tái tạo không phải là biện pháp tốt để giải quyết vấn đề sử dụng than đá vì hiện nay tốc độ phát triển của loại năng lượng không đủ nhanh để thay thế cho than đá.
Tháng 11/2016, thủ đô New Delhi chìm trong làn khói mù ô nhiễm, nồng độ hạt bụi phân tử PM 2,5 trong không khí là hơn 1.000 microgram/m3 trong khi mức khuyến cáo của WHO chỉ là 60 microgram.
Các nhà chức trách Ấn Độ đã phải dùng các biện pháp khẩn cấp như đóng cửa nhà máy nhiệt điện Badarpur hoặc dừng các công trường gây bụi.
S.Phương
Le Monde
-
Thống nhất thuế suất ưu đãi 10% đối với tất cả các loại hình báo chí
-
Quốc hội xem xét rút ngắn nhiệm kỳ, ấn định ngày bầu cử Quốc hội khóa XVI và HĐND các cấp
-
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế
-
Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới
-
Việt Nam luôn tri ân sự giúp đỡ chí tình của các chuyên gia Liên Xô và Nga