Nước Anh rơi vào khủng hoảng chính trị trầm trọng nhất

17:22 | 16/01/2019

1,221 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ngày 15/1, các nhà lập pháp Anh đã bác bỏ kế hoạch Brexit của Thủ tướng Theresa May. Kết quả này đẩy nước Anh rơi vào khủng hoảng trầm trọng nhất trong nửa thế kỷ qua.  

Nghị viện Anh biểu quyết với tỉ lệ 432/202 chống lại thỏa thuận của bà May. Đây là thất bại nặng nề nhất cho một chính phủ trong lịch sử gần đây của Anh tại Nghị viện.

Lãnh đạo Công Đảng đối lập Jeremy Corbyn đã nhanh chóng kêu gọi một cuộc biểu quyết bất tín nhiệm đối với chính phủ của bà May, tổ chức trong vòng 24 giờ.

Với hạn chót cho Brexit là ngày 29/3/2019 theo luật định, Anh hiện đang rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng nhất trong nửa thế kỷ qua khi nước này chật vật tìm cách rời khỏi liên minh mà họ tham gia vào năm 1973, hay liệu có nên rời đi hay không.

nuoc anh roi vao khung hoang chinh tri tram trong nhat
Người dân Anh biểu tình chống Brexit tại trung tâm thủ đô London ngày 12/1

Thất bại nặng nề của bà May là lần đầu tiên Nghị viện Anh bác bỏ một hiệp ước kể từ năm 1864, đánh dấu sự sụp đổ chiến lược hai năm qua của bà nhằm thu xếp để Anh rời đi êm thắm trong khi vẫn duy trì quan hệ chặt chẽ với EU sau ngày 29/3.

Bà May nói nghị viện đã lên tiếng và chính phủ đã lắng nghe. Một đảng nhỏ là DUP Bắc Ireland, vốn góp phần hậu thuẫn chính phủ thiểu số của bà và trước đó đã nói sẽ phản đối thỏa thuận, cho biết họ sẽ vẫn hậu thuẫn bà trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm.

EU nói thỏa thuận Brexit vẫn là cách tốt nhất và duy nhất để đảm bảo Anh rời khỏi EU một cách có trật tự.

Kể từ khi 52% người dân Anh bỏ phiếu để rời khỏi EU trong cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 6/2016, tầng lớp chính trị Anh vẫn đang tranh luận về cách thức rời khỏi liên minh do Pháp và Đức kiến tạo sau những hoang tàn thời Thế chiến thứ hai.

Nhiều người phản đối Brexit hi vọng sự thất bại của bà May cuối cùng sẽ dẫn đến một cuộc trưng cầu dân ý khác về tư cách thành viên EU của Anh, dù những người ủng hộ Brexit nói rằng cản trở ý nguyện của 17,4 triệu người đã bỏ phiếu ủng hộ Brexit có thể khiến phần lớn cử tri trở nên cực đoan.

Những người ủng hộ Brexit mô tả việc rời bỏ Liên minh châu Âu mà họ xem là quá quan liêu và đang nhanh chóng tụt hậu so với các cường quốc kinh tế hàng đầu của thế kỷ 21, Mỹ và Trung Quốc.

Sau cuộc biểu quyết hôm 15/1, một số kịch bản có thể xảy ra. Thứ nhất có nhiều khả năng là Anh sẽ ra khỏi EU mà không có thỏa thuận nào, một kịch bản mà giới doanh nghiệp rất lo ngại, với nguy cơ là đồng bảng Anh sụt giá mạnh và thất nghiệp tăng vọt.

Kịch bản thứ hai là Anh tổ chức lại trưng cần dân ý về Brexit. Đây là yêu cầu của phe ủng hộ hợp nhất châu Âu, với hy vọng là một cuộc trưng cầu dân ý thứ hai sẽ đảo ngược kết quả của cuộc trưng cầu dân ý ngày 23/6/2016. Nhưng nếu tổ chức trưng cầu dân ý lần thứ hai thì Anh không thể nào tuân thủ thời hạn 29/3.

Một kịch bản khác có thể xảy ra là Anh tổ chức bầu cử Quốc hội trước thời hạn, như yêu cầu của Công Đảng đối lập. Nếu Công Đảng giành thắng lợi trong cuộc bầu cử này, họ dự tính sẽ thương lượng một thỏa thuận mới với Bruxelles. Nhưng trong trường hợp đó, cần phải có nhiều thời gian để làm việc này. Do vậy, lãnh đạo Công Đảng Jeremy Corbyn đã nêu lên khả năng dời lại ngày Anh ra khỏi Liên minh châu Âu.

Hãng tin AFP cho biết khoảng 100 nghị sĩ châu Âu thuộc các xu hướng chính trị khác nhau đã cam kết sẽ ủng hộ yêu cầu của London dời lại ngày Brexit. Nhưng nếu dời lại thời hạn 29/3 thì có thể dời đến ngày nào? Vấn đề càng thêm rối rắm bởi vì bầu cử Nghị viện châu Âu sẽ diễn ra từ ngày 23 đến 26/5/2019.

Theo một nguồn tin ngoại giao được hãng tin AFP trích dẫn, không thể nào dời lại ngày Brexit đến sau 30/6, vì lúc đó Nghị viện châu Âu mới đã được thành lập xong. Nhưng câu hỏi đặt ra là làm sao tránh được việc Anh, do vẫn là thành viên Liên minh châu Âu, tham gia bầu cử Nghị viện châu Âu và sẽ lại có các nghị sĩ trong Nghị viện mới, trong khi nước này đang chuẩn bị ra khỏi châu Âu? Đây chính là một bài toán đang làm nhức đầu các chuyên gia pháp lý châu Âu.

nuoc anh roi vao khung hoang chinh tri tram trong nhatQuốc hội Anh phủ quyết thỏa thuận Brexit, Thủ tướng đối mặt nguy cơ mất chức
nuoc anh roi vao khung hoang chinh tri tram trong nhatThấy gì qua những tuyên bố mạnh mẽ của quân đội Anh?
nuoc anh roi vao khung hoang chinh tri tram trong nhatBrexit: Như chuyện đùa!
nuoc anh roi vao khung hoang chinh tri tram trong nhatBrexit đang ở đâu và các bước tiếp theo?

H.Phan

AFP

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc