Nigeria: Cái giá của dầu lửa!
Hiện nay, Nigeria là quốc gia sản xuất dầu lớn nhất châu Phi, trữ lượng dầu mỏ đứng thứ 10 trên thế giới, có thể sắp tới, tùy theo chính sách của quốc gia này, mỗi năm thu nhập từ khai thác, xuất khẩu "vàng đen” sẽ lên tới 680 tỉ USD, so với khoảng 120 tỉ USD vào thời điểm này.
Những ngọn đuốc của các công ty dầu khí Nigeria đã đốt cháy khoảng một nửa khối lượng khí thiên nhiên trên thế giới. Năm 2008, ở đây đã từng có vụ cháy khoảng 15 tỉ m3 khí (khoảng 70% lượng khí khai thác trong năm của Nigeria). Qua ảnh chụp ban đêm từ vệ tinh của NASA, người ta thấy cả vùng châu thổ sông Niger luôn rực sáng bởi các ngọn đuốc lửa.
Nigeria đứng thứ 8 trong danh sách những nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới, dù vậy vẫn là một trong những nước nghèo nhất trên trái đất này. 70% của 150 triệu dân sống dưới mức nghèo khổ. Thiên nhiên ở đây cũng phải trả giá vô cùng đắt, khoảng 500 triệu gallon dầu đã tràn chảy ra đồng bằng châu thổ sông Niger trong suốt những năm qua, cũng có thể coi như mỗi năm lại xảy ra một thảm họa tương đương với vụ tàu chở dầu "Exxon Valdez” gây nên thảm họa môi trường lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Dầu chảy trên một chiếc thuyền ngập nước trong vịnh gần nhà máy khai thác dầu bất hợp pháp vùng “Đất lửa”gần cảng Harcourt ở cửa sông Niger. Ảnh chụp ngày 24/3/2011.
Một vụ tràn dầu ở Dadabili ngày 02/4/2011. Các thảm họa ở đây xảy ra bởi nhiều lý do: Thiết bị lạc hậu, không tuân thủ các tiêu chẩn an toàn, bị quân phiến lọa tấn công, bị ăn trộm, chưa kể đến một chính phủ không ổn định với rất nhiều kẻ lạm dụng chức vụ. Bằng những hình ảnh tiếp theo có thể hình dung đất nước Nigeria và ngành công nghiệp dầu mỏ, khí đốt.

Thành phố Warri, người phụ nữ này đang đội những miếng khoai vừa được sấy khô bên lửa đuốc. Ảnh chụp ngày 20/4/2007

Trẻ em bơi thuyền trên sông qua các đường ống dẫn dầu để về nhà ở làng Andoni.Ảnh chụp ngày 12/4/2011

Ngày 26/10/2006. Người đàn ông này đang nhìn giếng dầu trên dòng sông Nun, liệu ông có tự hỏi, tài nguyên của đất nước mình đang chảy vào túi ai?
Các đường ống dẫn dầu ra cảng Harcourt trở thành “dây phơi” của những người phụ nữ Nigeria, họ đâu có biết, mặc dù xứ sở này xuất khẩu dầu thô hàng đầu châu lục nhưng lại phải nhập khẩu dầu đã được lọc từ nước ngoài, và vì thế phải chịu ảnh hưởng của giá dầu lửa đã tăng lên mức cao kỷ lục như hiện nay.
Khí đồng hành được đốt trên các giàn khoan của Total ngày 14/4/2009. Đốt bỏ khí đồng hành là giải pháp phổ biến trong ngành khai thác dầu khí, một cách để xử lý khi không thể thu gom sử dụng. Đây là một sự lãng phí tài nguyên và gây thiệt hại lớn về môi trường bởi nó gây ra một lượng lớn khí độc và hiệu ứng nhà kính, nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người và ảnh hưởng lâu dài đến khí hậu.

Hình ảnh tương phản một cậu bé Nigeria trên nền của ngọn lửa khí thuộc công ty dầu khí Shell ở đồng bằng sông Niger. Ảnh chụp ngày 16/4/2004
Quang cảnh một xí nghiệp khai thác dầu bất hợp pháp ở vùng “Đất lửa” gần cảng Harcourt ngày 24/3/2011. "Tsisternikami” là cụm từ đã đi vào ngôn ngữ bản địa để chỉ những "kẻ trộm dầu”, một nhân tố được coi như “tất yếu” mặc định từ nhiều năm qua của ngành công nghiệp dầu khí châu Phi. Họ đục thủng các đường ống và mang đi mỗi năm hàng tỉ đô la của các công ty dầu mỏ Nigeria và nước ngoài.

Phóng viên đang ghi lại hình ảnh các rừng ngập mặn gần Bodo City, bị phá hủy bởi sự cố tràn dầu. Ảnh chụp ngày 20/6/2010

Nhà máy lọc dầu của Công ty Dầu khí Hoàng gia Hà Lan – Shell trên bán đảo Bonny, châu thổ sông Niger.

Sau lưng người phụ nữ này là khói bốc lên từ đường ống dẫn đầu bị đốt cháy gần thị trấn Kegbara Dere. Ảnh chụp ngày 19/4/2007
Ngày 12/5/2006. Cảnh sát và các quan chức đứng xem phần còn lại của một bộ xương gần một đường ống dẫn khí đốt tại một ngôi làng ven biển, cách phía đông của Lagos khoảng 45 km. Khí gas thoát ra từ một đường ống dẫn khí bị nứt và phát nổ. Ngọn lửa đã thiêu chết gần 200 người dân vô tội, thi thể họ cháy thành tro than vương vãi khắp một vùng.
Bảo Nam (Theo newsinphoto.ru)
-
Cướp biển tấn công tàu chở dầu, bắt cóc 19 thành thủy thủ đoàn ở ngoài khơi Nigeria
-
Tranh chấp khí đốt: Nigeria chấp thuận đóng 200 triệu USD để trì hoãn quyết định của tòa án Anh
-
Nigeria kháng cáo quyết định của tòa án Vương quốc Anh về tranh chấp khí đốt
-
Hà Nội cam kết hành động giảm thiểu rác thải nhựa
-
Nigeria sửa luật, giảm tỉ lệ ăn chia cho các tập đoàn dầu khí nước ngoài
-
Kinh tế tuần hoàn
- Dầu lửa trong cuộc chiến ở Syria
- Arab Saudi lần đầu công bố thiệt hại tại các cơ sở dầu mỏ sau vụ tấn công
- Nga có thể tăng xuất khẩu dầu cho Ấn Độ, hỗ trợ Arab Saudi
- Cuộc tấn công thế kỷ: Thị trường dầu mỏ tê liệt sau vụ nổ ở Ả Rập Saudi
- Kho dự trữ dầu chiến lược dưới lòng đất của Mỹ
- Iran ký thỏa thuận phát triển mỏ khí Belal trị giá 440 triệu USD
- Bất chấp Mỹ trừng phạt, Iran vẫn phát triển mỏ khí đốt ngoài khơi vùng Vịnh
- Tổng thống Mỹ tuyên bố xả kho dầu chiến lược
- Giá dầu tăng cao chưa từng thấy trong phiên đầu tuần
- Quốc gia nào sẽ cùng OPEC cứu giá dầu?
- Nga đang mất dần vị thế trên thị trường khí đốt
- Bước chân của Trump vào lãnh thổ Triều Tiên và phản ứng trái chiều
- Arab Saudi lần đầu công bố thiệt hại tại các cơ sở dầu mỏ sau vụ tấn công
- Tòa án Bulgaria dỡ bỏ trở ngại cho việc tiếp tục dự án "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ"
- Mỹ để mở khả năng áp lệnh trừng phạt Rosneft
- Biệt đội chó chống tăng của Liên Xô trong Thế chiến thứ hai
- Hai ông Diệm - Nhu và những chiến dịch “phá đám” Sihanouk
- Anh quốc: Đảng “Thay đổi” được thành lập
- Fukushima: Nhật Bản đang bắt tay vào làm sạch năng lượng hạt nhân
- Chủ tịch nội các Anh, ông Lidington lên tiếng về Brexit