Những yếu tố nào đang chi phối thị trường dầu mỏ?

08:23 | 22/02/2023

3,356 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Vào hôm 20/2, sau một tuần sụt giảm trên thị trường, giá dầu đã tăng nhẹ trở lại, được thúc đẩy nhờ hai yếu tố sau: Kỳ vọng về việc Trung Quốc phục hồi nhu cầu; tính thực hư của việc FED tăng lãi suất trong tương lai.
Những yếu tố nào đang chi phối thị trường dầu mỏ?

Tính đến 18 giờ 30 phút theo giờ Việt Nam, dầu Brent Biển Bắc giao tháng 4 đạt 83,47 USD/thùng (+0,57%).

Còn dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 3 thì tăng lên 76,74 USD/thùng (+0,52%).

Vào tuần trước, giá của hai loại dầu này đã mất hơn 4%, vì thị trường lo ngại nguy cơ Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ lại nâng lãi suất cơ bản, như một cách để đối phó với lạm phát.

Tuy nhiên, thị trường đã hồi phục nhẹ vào hôm 20/2, vì kỳ nghỉ lễ của Mỹ đã giúp hạn chế số lượng giao dịch tiếp nhận được. Đây là một dấu hiệu cho thấy, các nhà đầu tư không đồng lòng với nhau trong việc cùng phát triển các chính sách tiền tệ tương lai của các ngân hàng trung ương.

Ông Tamas Varga - nhà phân tích tại công ty kinh doanh dầu khí PVM Energy (Vương quốc Anh), cho biết: “Người nào mà nghĩ FED sẽ hạ lãi suất trong năm nay, thì cần phải xem xét lại nhận định đó”. Thật vậy, nỗ lực kiềm chế lạm phát đang diễn ra tốt hơn nhiều so với dự kiến.

Dù vậy, ông kêu gọi: “Hãy giữ lạc quan. Xét cho cùng, ta không thể phủ nhận là lạm phát đang được kiểm soát tốt. Rồi cuối cùng, lạm phát sẽ hạ nhiệt và quay trở lại mức như mong muốn”.

Ông Stephen Innes - nhà phân tích tại S&P cho biết thêm, thị trường dầu mỏ cũng đang chờ đợi “tín hiệu dứt khoát cho thấy kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng trở lại”, vì đây là quốc gia nhập khẩu dầu thô hàng đầu trên thế giới.

Nhờ Trung Quốc có quyết định mở cửa biên giới trở lại với khách du lịch từ đầu tháng 12/2022, giá dầu đã tìm được động lực tăng vọt mạnh mẽ. Các nhà đầu tư hy vọng, nhu cầu tiêu thụ dầu thô của Trung Quốc sẽ quay trở lại mức trước đại dịch.

Mặt khác, ông Tamas Varga cảnh báo: “Thị trường dầu mỏ sẽ bị thắt chặt trong vòng vài tháng”, do các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga, nhất là lệnh cấm vận dầu thô và các sản phẩm tinh chế dầu mỏ từ nước này.

Những nhà phân tích tại Ngân hàng đầu tư DNB Markets (Na Uy) cho biết: “Mỹ và các đồng minh của họ nên hành động để ngăn chặn, không cho Nga trốn tránh và lách các biện pháp trừng phạt. Họ cần phải phá vỡ đường dây hỗ trợ mà Nga nhận được từ các nước phe thứ ba”.

IEA: Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ tăng lên mức cao nhất mọi thời đại vào năm 2023IEA: Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ tăng lên mức cao nhất mọi thời đại vào năm 2023
Quyết định cắt giảm sản lượng 500.000 bpd của Nga có gây ra tình trạng hỗn loạn mới trên thị trường dầu mỏ?Quyết định cắt giảm sản lượng 500.000 bpd của Nga có gây ra tình trạng hỗn loạn mới trên thị trường dầu mỏ?
Mỹ và Big Oil đánh giá tình cảnh của Nga khi bị áp giá trầnMỹ và Big Oil đánh giá tình cảnh của Nga khi bị áp giá trần

Ngọc Duyên

AFP