Những hiểu lầm về năng lượng hạt nhân (Kỳ 3)

06:50 | 10/05/2018

929 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Chúng ta hãy nhìn lại cách thức quản lý, giám sát và xử lý chất thải của ngành công nghiệp hạt nhân hiện nay tại Pháp.
nhung hieu lam ve nang luong hat nhan ky 3Những hiểu lầm về năng lượng hạt nhân (Kỳ 2)
nhung hieu lam ve nang luong hat nhan ky 3Những hiểu lầm về năng lượng hạt nhân (Kỳ 1)

Kỳ III: Chưa có giải pháp để xử lý rác thải hạt nhân?

Theo luật được Pháp ban hành vào ngày 26-7-2007 về việc quản lý bền vững các vật liệu và chất thải phóng xạ, thì những nhà sản xuất năng lượng như Tập đoàn Điện lực Pháp (EDF), Công ty Orano hay Hội đồng Năng lượng nguyên tử Pháp (CEA) sẽ chịu trách nhiệm xử lý các nhiên liệu đã qua sử dụng, cũng như chất thải phóng xạ trong quá trình hoạt động của các lò phản ứng.

nhung hieu lam ve nang luong hat nhan ky 3

Một đường hầm trong phòng thí nghiệm nằm sâu dưới lòng đất ở kho chứa chất thải hạt nhân tại Bure

Cơ quan Chất thải phóng xạ quốc gia Pháp (ANDRA) đảm bảo rằng, các công tác lưu trữ chất thải phóng xạ của họ được thực hiện trong những điều kiện kinh tế, môi trường an toàn và tốt nhất. ANDRA hiện là cơ quan đứng đầu trong dự án xây dựng cơ sở chôn cất sâu đối với chất thải phóng xạ mức cao và trung bình phát sinh từ các cơ sở hạt nhân của Pháp, Cigéo (Trung tâm Lưu giữ địa chất công nghiệp).

Số lượng chất thải mà ANDRA chôn cất chỉ chiếm 3% trong tổng số lượng chất thải phóng xạ hiện có, nhưng mức độ nhiễm xạ của số chất thải này lại chiếm đến 99%. Nếu Dự án Cigéo được cấp giấy phép xây dựng, thì kho lưu trữ này sẽ được xây dựng tại Bure, dọc theo ranh giới của vùng Meuse và Haute-Marne, phía Đông Bắc nước Pháp. Đây là khu vực mà trong hơn 20 năm qua, ANDRA đã tiến hành các nghiên cứu khoa học và kỹ thuật trong một phòng thí nghiệm nằm sâu dưới lòng đất (cách mặt đất 500m). Đến năm 2030, kho lưu trữ Cigéo sẽ có thể chứa được 10.000m3 chất thải phóng xạ trong khoảng thời gian ước tính là khoảng 100.000 năm nữa. Nhưng hiện nay, vấn đề về xử lý chất thải phóng xạ đang trở thành tâm điểm trong dư luận. Bên cạnh đó, Dự án Cigéo này cũng là nguyên nhân gây ra các tranh luận dữ dội để phản đối năng lượng hạt nhân tại Bure, “vùng địa chất thích hợp” theo dự kiến sẽ trở thành nơi chôn chất thải hạt nhân. Nếu không có một kho lưu trữ chất thải phóng xạ hoạt độ cao được xây dựng quanh các nhà máy điện hạt nhân, thì những cuộc tranh luận sẽ không thể mang lại một giải pháp thay thế nào.

Liệu chúng ta có nên để việc xử lý các chất thải này cho các thế hệ sau? Thật sự, chất thải của ngành công nghiệp hạt nhân là gì? Dưới đây, chúng tôi đặt ra một số vấn đề cần giải quyết để thay đổi nhận định sai lầm của mọi người về năng lượng hạt nhân.

Năng lượng hạt nhân tạo ra rất nhiều chất thải phóng xạ?

Lượng chất thải phóng xạ sản sinh ra trong ngành công nghiệp thứ 3 của Pháp không đáng kể là bao so với các hoạt động trong các ngành công nghiệp khác. Ví dụ như, khối lượng chất thải phóng xạ được tạo ra tại Pháp mỗi năm chỉ khoảng 2kg/người (trong số đó, 38% là chất thải phát sinh trong các ngành có liên quan đến năng lượng hạt nhân như y học hạt nhân, nghiên cứu và các ngành công nghiệp khác...). Trong khi đó, khối lượng chất thải phát sinh trong các ngành công nghiệp mỗi năm là khoảng 2.500kg/người và 1 người dân Pháp tạo ra khoảng 390kg chất thải sinh hoạt.

Mặc dù vậy, nhưng Pháp vẫn luôn tiếp tục nghiên cứu các giải pháp nhằm hạn chế lượng chất thải phóng xạ hạt nhân phát sinh. Kể từ năm 1985, những tiến bộ đáng kể trong thiết kế xây dựng nhà máy, trong quản lý nguồn nhiên liệu và trong việc vận hành các lò phản ứng đã giúp giảm đi 3 lần số lượng chất thải phóng xạ hoạt độ thấp phát sinh trong quá trình hoạt động của các nhà máy điện.

Việc xử lý một phần các chất thải phóng xạ tại Nhà máy Centraco (Gard) của Socodei (chi nhánh của Tập đoàn EDF) đã giúp giảm thiểu khối lượng chất thải bổ sung: các phế liệu (van, ống bơm, dụng cụ...) đã bị tan chảy trong lò điện cảm ứng ở nhiệt độ 1.600oC; một số chất thải rắn (găng tay, dụng cụ làm việc...) hay chất thải lỏng (dầu, các dung môi...) cũng đã bị thiêu đốt.

nhung hieu lam ve nang luong hat nhan ky 3
Biểu tình phản đối dự án xây dựng kho chứa chất thải hạt nhân tại Bure, Pháp

Các nhà máy điện hạt nhân là nơi sản sinh ra chất thải và thải khí thải ra môi trường. Ở Pháp, không những họ có một hệ thống quản lý chất thải hiệu quả mà họ còn có cả Cơ quan An toàn hạt nhân (ASN) chuyên thực hiện việc giám sát nghiêm ngặt các hoạt động có liên quan đến năng lượng hạt nhân.

Cũng như phần lớn các hoạt động công nghiệp khác, việc vận hành của nhà máy điện hạt nhân cũng tạo ra các chất thải dưới dạng rắn, lỏng, nhiệt và khí.

Dù những chất thải này có bị nhiễm xạ hay không thì chúng cũng phải chịu sự giám sát chặt chẽ của những người vận hành nhà máy và ASN. Bên cạnh đó, việc quản lý các chất thải này cũng phải tuân theo các quy định nghiêm ngặt để loại trừ mọi nguy cơ có thể xảy ra gây ảnh hưởng cho môi trường và người dân. Hơn thế nữa, số lượng chất thải phát sinh từ các nhà máy điện hạt nhân đã giảm đáng kể từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước.

Được tối ưu hóa, giảm thiểu, xử lý và kiểm soát, các chất thải phóng xạ này hiện chỉ bị phơi nhiễm ở mức dưới 100 lần so với mức độ cho phép, cố định ở mức 1mSv/năm theo mã y tế công cộng. Tỷ lệ phơi nhiễm chất phóng xạ mà người dân Pháp tiếp xúc hằng ngày còn cao hơn gấp 250 lần so với mức độ phơi nhiễm chất phóng xạ từ các nhà máy điện hạt nhân.

Xử lý chất thải phóng xạ như thế nào?

Pháp có những trình tự thích hợp cho từng giai đoạn xử lý chất thải hạt nhân và họ cũng đang tiếp tục nghiên cứu các giải pháp để hạn chế khối lượng chất thải phát sinh. Việc tái chế nhiên liệu cũng cho phép khối lượng chất thải phóng xạ giảm đi 5 lần.

Hiện nay, 96% các vật liệu từ nhiên liệu đã qua sử dụng có thể được tái chế. Số chất thải còn lại thì sẽ được bỏ vào các bao kín, thích hợp với tính chất và các mức độ rủi ro liên quan của từng loại nhiên liệu. Rất nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay vẫn tiếp tục thực hiện cách thức lưu trữ chất thải “bền vững” này.

Tại Phần Lan, để cách ly vĩnh viễn với con người và môi trường, loại chất thải phóng xạ này sẽ được lưu trữ dưới những lớp đá granite, nằm sâu 500m dưới lòng đất. Giải pháp này cũng được áp dụng ở Thụy Điển, Bỉ và ở Pháp với Dự án Cigéo.

Chất thải phóng xạ là chất thải có chứa chất phóng xạ. Chúng thường là sản phẩm phụ của nhà máy điện hạt nhân và các ứng dụng khác của phân hạch hạt nhân hoặc công nghệ hạt nhân, chẳng hạn như nghiên cứu và y học. Chất thải phóng xạ nguy hiểm cho hầu hết các hình thức của sống và môi trường và được quy định bởi các cơ quan chính phủ để bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.

Phóng xạ giảm theo thời gian, do đó chất thải thường bị cô lập và được lưu trữ trong một khoảng thời gian cho đến khi nó không còn là mối nguy hiểm. Thời gian lưu trữ phụ thuộc vào loại chất thải. Các phương pháp chính để quản lý chất thải phóng xạ là phân biệt và lưu trữ, chôn sâu hoặc chuyển hóa cho các chất thải có mức phóng xạ cao. Với chất thải phóng xạ hoạt độ thấp và trung bình thì ít nguy hiểm, dễ bảo quản, sau 200-300 năm có thể coi như rác thải bình thường; còn đối với nhiên liệu hạt nhân đã cháy thì thông lệ thế giới vẫn đang làm là cất giữ toàn bộ khối nhiên liệu đã cháy, để chờ có biện pháp xử lý thích hợp trong tương lai.

(Xem tiếp kỳ sau)

S.Phương

  • el-2024
  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps